5 KINH NGHIỆM NUÔI GÀ CHỌI CHIẾN HAY NHẤT ĐƯỢC LƯU TRUYỀN

Kinh nghiệm nuôi gà chọi thành thần kê. Chọi gà hay đá gà là một nét văn hóa truyền thống của dân tộc ta, xuất hiện từ thời nhà Lý cho đến hiện nay. Bộ môn thể thao đá gà đã được hợp pháp hóa tại một số nước trên thế giới. Mặc dù ở Việt Nam vẫn còn ngăn cấm các cuộc thi đá gà cá cược nhưng vẫn không ngăn cản được niềm đam mê chọi gà của đông đảo anh em.

Vì vậy, kinh nghiệm nuôi gà chọi đã được đúc kết từ lâu đời và được anh em kế thừa phát triển. Hãy cùng Đá Gà BLV tìm hiểu các kinh nghiệm nuôi gà chọi chiến đẹp, sung sức nhất.

Kinh nghiệm nuôi gà chọi chiến hay
Kinh nghiệm nuôi gà chọi chiến hay – Cách nuôi gà chọi C1

Kinh nghiệm nuôi gà chọi: Chọn giống

Yếu tố đầu tiên và cũng là yếu tố quan trọng nhất trong kinh nghiệm nuôi gà chọi, quyết định tương lai gà của bạn có trở thành chiến kê vừa đẹp vừa dũng mãnh hay không chính là Chọn giống gà chọi. Hai giống được chọn nuôi là gà đòn và gà cựa.

Để chọn được gà chọi đẹp, nên thực hiện theo các chỉ dẫn mà các sư kê lão luyện đã truyền dạy:

– Phải biết rõ xuất xứ nguồn gốc gà chọi bố mẹ. Vì thế hệ sau sẽ lưu giữ các đặc điểm gen của bố mẹ. Từ ngoại hình cho đến tính cách, đòn lối ra đòn chúng đều có thể mang theo đặc trưng của bố mẹ. dựa vào xuất xứ của con bố mẹ để có thể nhận biết các đặc điểm tương lai khi gà con lớn.

– Lựa chọn những nơi mua bán gà giống uy tín, nổi tiếng. Mặc dù giá có nhỉnh hơn chút so với “chợ đen” nhưng lại đảm bảo về chất lượng gà con.

Kinh nghiệm nuôi gà chọi thông qua việc chọn giống
Kinh nghiệm nuôi gà chọi thông qua việc chọn giống

– Chọn gà khỏe mạnh, không khiếm khuyết, cơ bắp săn chắc.

– Di chuyển linh hoạt, vững chắc, khỏe mạnh.

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm nuôi gà chọi chiến hay của cha ông ta, một số trường hợp gà chiến có dị tật đặc biệt (độc nhãn, độc cựa; tam nhĩ; …) Thì cũng có khả năng trở thành chiến kê ra trận hung hãn, một mất một còn, vang danh sới gà đá.

Xem thêm: Gà thay lông bao lâu? Cách nhận biết và chăm sóc

Kinh nghiệm nuôi gà chọi: Xây dựng chuồng nuôi gà

  • Hướng chuồng: Nên xây chuồng hướng về phía Nam hoặc Đông Nam, giúp gà dễ dàng sưởi nắng.
  • Chọn lựa vật liệu lợp mái thích hợp:
    • Tôn: Nhẹ, bền, chi phí thấp, dễ kiếm và sẽ ngăn chặn những kẻ săn mồi.
    • Tấm lợp lấy sáng nhựa tổng hợp PVC: Nhẹ, bền, dễ tìm kiếm và đáp ứng mọi quy chuẩn xây dựng.
    • Mái lợp bằng bạt: Ít phổ biến hơn do chúng kém bền.

Tùy vào số lượng gà mà chọn xây dựng kích thước chuồng trại phù hợp. Tránh xây dựng quá chật, khiến gà khó di chuyển, phát triển và dễ dẫn tới tình trạng gà cắn mổ nhau.

Xây dựng chuồng gà đơn giản
Xây dựng chuồng gà đơn giản – Những điều cần biết về gà chọi

Nền chuồng nên làm bằng gạch hoặc xi măng, dễ quét dọn và sử dụng được lâu. Lót một lớp vỏ trấu, mùn cưa hoặc vỏ đậu phồng,… dày 20 cm hoặc một lớp rơm rạ dày từ 5-10 cm, giúp gà đi lại đỡ trơn trượt. Lớp độn chuồng cần được thay thường xuyên, tránh cho mầm bệnh sinh sôi, phát triển, gây bệnh cho gà.

Kinh nghiệm nuôi gà chọi: Thức ăn cho gà chọi

Thức ăn cho gà chọi cũng tương tự như gà thường. Tuy nhiên, là gà chọi nên cần nhiều sức để chiến đấu, thể lực bền bỉ vì vậy thức ăn của chúng phải đảm bảo protein, canxi, … Bổ sung nguồn protein cho gà chọi chiến bằng cách cho chúng ăn ngũ cốc gà đá hay các loại mồi (sâu, tôm, cá, tép, dế, …) hay cá cũng rất tốt cho chúng. Tuy nhiên, đừng quá lạm dụng mà cho gà đá ăn quá nhiều thực phẩm giàu protein vì điều đó không tốt cho chúng.

Thức ăn cho gà chọi
Thức ăn cho gà chọi – Cách nuôi gà chọi cho người mới chơi

“Võ sĩ” kê chiến cần có một chế độ ăn uống và thời điểm dinh dưỡng hợp lý. Điều này sẽ giúp gà chiến có đủ năng lượng cần thiết để thực hiện các bài huấn luyện cường độ cao. Đây là cách nuôi gà chọi sung nhất, khỏe mạnh, sung sức và hăng máu mà bất cứ sư kê nào cũng không nên bỏ qua.

Các dưỡng chất cần thiết cho gà chọi

Gà chọi thì cần rất nhiều dưỡng chất trong quá trình nuôi dưỡng. Vậy những dưỡng chất nào cần thiết và chế độ ăn chúng như thế nào?

Theo nhiều khảo sát, chế độ cho gà chọi ăn được phân bổ như sau:

  • Bữa sáng ăn lúc 9h và Bữa chiều lúc 5h thường cho ăn vừa đủ 3/4 diều là ok. Các loại thức ăn thường dùng trong bữa ăn thường là thóc, ngô.
  • Ngoài ra, những bữa ăn phụ bữa trưa và buổi tối thường cho chúng ăn thêm rau xanh, khoáng chất và vô mồi.

Đặc biệt còn cho chúng uống thêm vitamin B hàng tuần và tỏi để tránh một số bệnh về đường tiêu hóa.

Khẩu phần ăn thông thường của gà chọi’

Đối với những chú gà con mới tách mẹ thì khẩu phần ăn của chúng thường có:

  • Cám gạo : 10%
  • Bắp : 20%
  • Lúa : 30%
  • Cá tươi nấu chín : 20%
  • Rau( muống, cải, xà lách) : 20%.

Gà trống trong ngày chọi thì có khẩu phần ăn lớn hơn và nghiêm ngặt hơn nên có những món như sau:

  • Lúa: 0,25 kg.
  • Rau và giá: 0,1 kg.
  • Lươn và thịt bò: 0,1 kg.

Xem thêm: Chia sẻ kỹ thuật nuôi gà thả vườn quy mô nhỏ đạt hiệu quả kinh tế cao

Kinh nghiệm nuôi gà chọi: Huấn luyện các bài tập cho gà chọi

Cho gà đá thử 1 – 5 trận để loại những con gà không có khả năng chiến đấu.

Cho gà vận động vào sáng sớm. Các bài tập cho gà có thể tham khảo như: Chạy lồng; Hẫng chân rơi tự do; Nhồi gà; Tập xoay trở trong phạm vi hẹp; Vần hơi, vần đòn; …

Bài tập chạy lồng

Bài tập chạy lồng rất quan trọng trong việc huấn luyện gà chọi, kinh nghiệm nuôi gà chọi. Gà chọi sau khi đã được cắt tai tích và lành vết thương, anh em có thể dùng bài tập này để huấn luyện cho chúng.

Thời gian để tập cho gà chạy lồng tốt nhất là vào buổi sáng, lúc chú gà chiến mới ngủ dậy.

Khi chúng mới thức dậy và mang ra khỏi chuồng, không nên cho gà tập ngay mà hãy tiến hành xoa bóp cho chiến kê được sung sức, thư giãn, máu lưu thông đều.

Nhốt con gà tập chung trong cái bội nhỏ, đủ để cho gà có thể đập cánh, chạy quanh. Dùng một cái bội lớn hơn úp bên ngoài và thả con gà chiến cần tập lực ra.

Con bên trong sẽ chạy quanh tìm cách ra trong khi con bên ngoài sẽ tìm cách vào. Hai con gà sẽ chạy xung quanh lồng, bạn cứ để như vậy khoảng nửa tiếng thì cho chúng nghỉ.

Lưu ý:

  • Cần chọn con gà có chạng tương đương với gà cần tập lực.
  • Bội cần chọn cái có lỗ nhỏ để gà không thể thò đầu ra ngoài.
  • Có thể đeo chì vào chân của gà chọi để rèn luyện sức cho đôi chân.
  • Nền úp lồng chạy gà chọi phải mềm hoặc có thể lót thêm lớp độn để tránh ảnh hưởng chân gà.
Kinh nghiệm nuôi gà chọi bằng các bài tập chạy lồng
Kinh nghiệm nuôi gà chọi bằng các bài tập chạy lồng

Bài tập nâng chân rơi tự do

Kinh nghiệm nuôi gà chọi bằng bài tập nâng chân để gà rơi tự do được nhiều sư kê áp dụng và thu được kết quả rất tốt.

Bài tập này chủ yếu là để tập gân gối cho dẻo dai, chắc khỏe hơn. Khi luyện tập cần chọn nền chuồng bằng phẳng, không có sỏi đá nhiều. Anh em có thể lót một lớp đệm mềm dưới đất trong trường hơp không có đất mềm.

Giữ gà bằng 2 tay, tay trái đặt ở lườn sau, tay phải giữ ở lườn trước. Nâng gà chọi lên cao khoảng 0,3m rồi thả cho gà rơi tự do xuống.

Ba ngày đầu tập với cường độ 20 lần/ ngày; ba ngày kế nâng số lần lên 25 lần/ ngày. Cứ tăng dần đều mức độ tập luyện đến khi đạt được 200 lần/ ngày.

Tham khảo: KỸ THUẬT NUÔI GÀ THỊT ĐẠT NĂNG SUẤT KINH TẾ CAO

Tập lực cho gà chọi – Nhồi gà

Nhồi gà cung là bài tập nằm trong danh sách kinh nghiệm nuôi gà chọi và được nhiều sư kê sử dụng cho chú gà chọi của mình.

Dang bài tập này chủ yếu tập cho gà phản xạ nhanh nhẹn, cách ra đòn cũng được tốt hơn. Vừa kết hợp với bài tập rơi tự do thì sẽ tạo thành một kết quả tuyệt vời.

Dùng tay trái để ở phần lưng đuôi, tay phải để dưới phần lườn trước của gà. Thảy nhẹ gà lên cao sau đó buông tay bất ngờ. Khi này chú gà sẽ vỗ cánh liên tục để đáp đất, hai chân cũng tìm cách đáp đất an toàn.

Xoay sở trong diện tích hẹp

Kinh nghiệm nuôi gà chọi bằng bài tập trong diện tích hẹp thì sư kê phải cùng luyện tập với chú gà yêu quý của mình.

Sư kê đứng thẳng chân, khom người về phía trước sao cho mặt và ngực hướng xuống đất. Để cho gà đứng trên mặt đất hoặc đệm lót mềm. Kề cổ tay sát với phần cổ và thân của gà, sau đó xoay gà từ từ, nhẹ nhàng với phần trụ là chân gà.

Tăng dần tốc độ cho gà quen, làm liên tục trong 5 phút.

Sau khi tiến hành các bài tập, cần xoa bóp cho gà chiến, lưu ý làm kĩ hơn ở phần hông và đùi. Có thể dùng lá ngải cứu đâm nát với muối hột nhét cho gà ăn đề phòng gà lên đờm.

Kết hợp với chế độ ăn uống đầy đủ thì chắc chắn gà chọi của bạn sẽ mau chóng “lên cơ” ngay thôi. Tuy nhiên cần chú ý lịch tập, không nên tập quá nhiều vì dễ làm hư gà, gây yếu sức.

Kinh nghiệm nuôi gà chọi: Phòng bệnh cho gà chọi

Gà khỏe mạnh cần có dinh dưỡng tốt và hệ miễn dịch mạnh để chống lại bệnh tật. Vì thế, cách chăm sóc gà đúng đắn là anh em cần theo dõi liên tục để có thể nhanh chóng phát hiện các dấu hiệu mắc bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời. 

Phòng bệnh cho gà chọi
Phòng bệnh cho gà chọi – Cách nuôi gà chọi có thể lực tốt

Nếu những chiến kê có bất cứ dấu hiệu nào, cần thực hiện cách ly chúng khỏi đàn để tránh nguy cơ lây lan xảy ra với đàn gà của mình. Đây là cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh tật ở gà chọi ngay từ đầu mà anh em nào cũng có thể áp dụng. 

Ngoài ra nên tuân thủ nghiêm chỉnh lịch tiêm chủng của cán bộ thú y. Cho gà uống thuốc bổ, nước điện giải, có thể trộn vào nước uống hoặc đồ ăn thường để gà ăn, uống.

Trên đây là một số thông tin về kinh nghiệm nuôi gà chọi Đá Gà BLV tổng hợp và thông tin đến cho anh em. Hy vọng qua bài chia sẻ này, các bạn đã nắm được các kiến thức nuôi gà chọi chiến đẹp, sung sức nhất cũng như năm được phương pháp chăm nuôi gà

Xem thêm: Chia sẻ bí quyết về kỹ thuật nuôi gà nhốt chuồng lãi cao

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-da-ga-blv
Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-dagablv