Hướng dẫn cách nuôi vịt xiêm mau lớn đơn giản, hiệu quả

Cách nuôi vịt xiêm cho năng suất cao. Ngày nay, có rất nhiều hộ nông dân làm giàu từ cách nuôi vịt thịt nhanh lớn. Với ưu điểm mau lớn, dễ nuôi, ít bị bệnh tật, vịt xiêm nổi lên là cái tên được nhiều người nuôi. Hiện nay các trang trại vịt xiêm bắt đầu mọc lên nhanh chóng. Bạn muốn làm giàu từ vịt nhưng không biết cách nuôi vịt xiêm? Làm sao để nuôi vịt nhanh lớn và đạt hiệu quả mong muốn? Hãy cùng tham khảo cách nuôi vịt xiêm mau lớn dưới đây nhé!

Chọn giống vịt trước khi nuôi

Mặc dù biết vịt xiêm có nhiều ưu điểm, nhưng khâu chọn giống vẫn rất quan trọng. Cách nuôi vịt xiêm mau lớn chỉ là một phần, phần còn lại dựa vào chất lượng giống vịt.

Nên chọn giống vịt xiêm trước khi nuôi
Nên chọn giống vịt xiêm trước khi nuôi

Bình thường, vịt trưởng thành sẽ có cân nặng từ 3kg đến 6kg (vịt trống hoặc mái). Nếu như giống vịt tốt thì thời gian nuôi cho đến khi xuất chuồng sẽ chỉ khoảng 7 đến 8 tuần.

Khi chọn vịt xiêm, người chăn nuôi nên chọn những con hoạt bát, nhanh nhẹn, lông nhiều. Mỗi con vịt con nên nặng từ 40g đến 50g là đảm bảo chất lượng.

Đồng thời, người nuôi phải xác định được mục đích chăn nuôi:

  • Nuôi để lấy thịt hay nuôi để lấy trứng?
  • Số lượng vịt muốn nuôi là bao nhiêu?
  • Cơ sở cung cấp giống nào tốt nhất?

Từ đó sẽ xác định được cách nuôi vịt xiêm nhanh lớn phù hợp. Người nuôi cũng lên đến tận nơi chọn giống để đảm bảo chất lượng giống vịt.

Cách nuôi vịt xiêm năng suất cao

Sau khi đã xác định được quy mô và mục đích nuôi, hãy tham khảo cách nuôi vịt xiêm dưới đây.

Làm chuồng trại nuôi vịt xiêm

Cần xác định quy mô chăn nuôi vịt xiêm để xây dựng chuồng trại chuẩn, đảm bảo mật độ chăn nuôi hợp lý.

Làm chuồng trại nuôi vịt
Làm chuồng trại nuôi vịt xiêm – Nuôi vịt xiêm có lãi không?

Xác định mô hình nuôi vịt xiêm

Tùy theo số lượng vịt xiêm sẽ nuôi mà ước lượng diện tích làm chuồng phù hợp. Thêm vào đó hãy xác định cách nuôi vịt xiêm pháp mà nhà bạn sẽ áp dụng:

  • Bạn có nhu cầu muốn nuôi nhốt hay nuôi thả vườn.
  • Muốn chăn nuôi vịt ở vị trí nào?
  • Xây chuồng cứng cáp hay chỉ quây lưới, lợp tôn,…?

Yếu tố cần thiết khi xây chuồng

Đối với chuồng của vịt, người chăn nuôi nên đảm bảo các yếu tố trong cách nuôi vịt xiêm:

  • Chuồng nuôi phải thoáng mát, đủ ánh sáng cho vịt.
  • Khi vịt còn nhỏ, chú ý nhiệt độ chuồng trại ở mức 30 độ C.
  • Sau khi vịt lớn có thể quây chuồng ở gần ao, hồ.
  • Cần vệ sinh chuồng trại, khử trùng, sát khuẩn trước khi thả vịt.
  • Máng ăn và nước uống nên thiết kế ở chỗ thuận tiện cho vịt.

Nếu đảm bảo cách nuôi vịt xiêm theo các yếu tốt trên, vịt con sẽ nhanh lớn và phát triển. Đồng thời cũng giảm thiểu một số bệnh ở vịt.

Thường xuyên bổ sung nước và thức ăn cho vịt
Thường xuyên bổ sung nước và thức ăn cho vịt

Dinh dưỡng cho vịt trong từng giai đoạn

Vịt con ăn gì? Cách nuôi vịt xiêm mới nở thường không khó như nhiều người tưởng tượng. Vịt con còn nhỏ nên cho ăn các loại bột ngô hay gạo tấm là tốt nhất.

Sau khi đã lớn hơn một chút thì có thể cho ăn thóc, cơm, ốc, rau, cá,… Trong từng giai đoạn khác nhau, lượng thức ăn cho vịt cũng khác nhau. Cụ thể cách nuôi vịt xiêm như sau:

  • Tuần 1: một con vịt xiêm sẽ chỉ ăn hết 30g thức ăn/ ngày và 0,22 lít nước/ ngày.
  • Tuần 2: mỗi con sẽ ăn hết 110g thức ăn/ ngày và 0,6 lít nước/ ngày.
  • Tuần 3: một con sẽ ăn hết 170g thức ăn/ ngày, 0.66 lít nước/ ngày.
  • Tuần 4: lượng thức ăn tăng lên 190g/ con/ ngày, 0.68 lít nước/ con/ ngày.
  • Tuần 5: lượng thức ăn cho một con sẽ là 210g/ ngày, nước 0.85 lít/ ngày.
  • Tuần 6: một con ăn hết 230g thức ăn/ngày cùng 1,2 lít nước/ ngày.
  • Tuần 7 và tuần 8: lượng thức ăn: 280g/ con/ ngày và 1.5 lít nước/ con/ ngày.

Với cách nuôi vịt xiêm này thì sau tuần thứ 7, 8 là có thể xuất chuồng được. Ngoài ra, chủ trại cũng nên chú ý cách trộn thức an cho vịt xiêm tránh để vịt bị nhiễm bệnh trong quá trình chăn nuôi.

Thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát và quan sát vịt hàng ngày. Nếu bạn muốn sử dụng cách nuôi vịt xiêm đẻ trứng thì nên cho ăn nhiều cá và ốc trong giai đoạn sau tuần thứ 7.

>>>> Vịt bầu biển – Giống vịt đầu tiên tại Việt Nam có thể nuôi ở vùng nước mặn

>>>>> Vịt Uyên Ương & Những Điều Cần Biết Khi Chúng Sinh Sản

Cách nuôi vịt xiêm nhanh lớn mập mạp
Cách nuôi vịt xiêm nhanh lớn mập mạp

Phương pháp phòng bệnh cho vịt xiêm

Trong cách nuôi vịt xiêm nhanh lớn không thể bỏ qua các bước phòng bệnh.

Cách phòng bệnh cho vịt con bằng vacxin

Khâu quan trọng không thể thiếu trong cách nuôi vịt xiêm chính là tiêm ngừa vacxin phòng bệnh. Vậy các bệnh nào thường gặp ở vịt nhất? Trang bị đủ kiến thức về các loại bệnh là một trong những cách phòng bệnh cho vịt con hiệu quả nhất. Hiện nay, các bệnh thường gặp ở vịt chủ yếu như:

Bệnh viêm gan

Do virus picorna gây ra có thể lây qua thức ăn, nước uống, vết thương hở. Có 3 thể gây bệnh viêm gan vịt trong đó thể thứ I là phổ biến nhất.

Các triệu chứng là vịt quẫy đạp giống như đang bơi, chết nhanh xác chết ưỡn cong người. Đầu, chân hướng về phía sau. Con vật ủ rũ, nằm vật một chỗ, di chuyển khó, đầu vẹo sang một bên.

Lứa tuổi thường mắc bệnh viêm gan nhất là vịt dưới 6 tuần tuổi, đặc biệt là ở giai đoạn 1- 3 tuần tuổi.

Trị bệnh:

  • Chích kháng thể viêm gan vịt theo liều lượng 1ml/ con.
  • Sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi bằng Vinadin, Chlorine dioxide,… pha theo liều lượng.
  • Sử dụng một trong các loại thuốc sau: Thuốc trị khẹc vịt hoặc Colivinavet hoặc Antidiarrhoea hoặc Gentatylodex oral hoặc Ampicoli fort Vina colidox pha theo liều lượng của nhà sản xuất.
  • Dùng thêm thuốc bổ trợ như B.Complex + Vinamix 200 + Stress-bran theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
cách phòng bệnh cho vịt con
Cách phòng bệnh cho vịt con – Cách nuôi vịt xiêm trên cạn

Bệnh giun chỉ

Do giun chỉ ký sinh vào dưới da của vịt, chủ yếu là ở 2 phần hàm dưới, tập trung nhiều lại hình thành cục u. Mổ khám trong các cục u này sẽ thấy những búi giun quấn lại với nhau, màu hồng. Vậy cách nuôi vịt xiêm phải phòng bệnh cho vịt con do giun sán như thế nào?

  • Triệu chứng bệnh: thấy sưng phù đầu, mắt, miệng rồi lan rộng dần tới cổ, cuống lưỡi,… Vịt gầy còm, kém ăn, tăng trọng chậm, gặp khó khăn khi thở.
  • Điều trị bệnh: phát hiện bệnh càng sớm càng tốt.

Dùng biện pháp thủ công mổ từng cục u để lấy giun ra. Dùng các thuốc sát trùng như thuốc tím 0,5%, NaCl 5%,… để bôi vào vết thương.
Có thể tiêm trực tiếp vào khối u một trong những loại thuốc: LEVAMISOL, Diphevit… để trị giun. Hoặc dùng Mebendazol theo hướng dẫn để điều trị.

Bệnh dịch tả vịt

Đây căn bệnh nguy hiểm nhất ở vịt, do virus Herpes gây nên, cần phải có cách nuôi vịt xiêm và cách phòng bệnh cho vịt con ngay từ đầu. Khi mắc bệnh chúng có các biểu hiện như bỏ ăn, phân loãng màu trắng xanh, chảy nước mũi, ít vận động

Bênh dich tả vịt không có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ nhờ vào cách phòng trị để hạn chế dịch phát sinh. Khi thấy vịt có triệu chứng, cần cách ly ngay và tiêu hủy những con bệnh chết. Chủ động tiêm phòng vacxin dịch tả vịt theo hướng dẫn của cán bộ thú y.

Bệnh tụ huyết trùng vịt

Do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra, chưa có dấu hiệu nhận biết rõ ràng, vịt thường chết đột ngột. Tùy theo độc lực của bệnh mà tỷ lệ chết cao hay thấp, thời gian chết nhanh hay chậm.

Khi vừa phát hiện bệnh, phải lập tức dùng một trong những loại thuốc sau: BIO FLODOXY hoặc GENTAMYCIN 10%; hoặc LINSPEC 5/10 hoặc LINCOGEN theo liều lượng hướng dẫn. Tiêm liên tục 3 ngày, đồng thời cho uống thêm điện giải và thuốc hạ sốt.

Sau đó có thể dùng thêm BIO AMOXICILLIN 50% hoặc BIO AMPI COLI MAX; hoặc HANFLOR 20 % ORAL trong 5 ngày để trị dứt điểm bệnh.

Bệnh tụ huyết trùng vịt
Bệnh tụ huyết trùng vịt

>>> Xem thêm: Làm sao hạch toán chi phí nuôi 100 con vịt vừa tiết kiệm vừa có lợi nhuận cao?

Lịch tiêm phòng vacxin cho ngan vịt

Để ngăn ngừa các loại bệnh bùng phát, cách nuôi vịt xiêm hiệu quả nhất là người nuôi cần lên lịch tiêm phòng vacxin cho chúng đầy đủ, đúng định kỳ. Xem thử bạn đã tiêm bao nhiêu loại dưới đây rồi:

  • Ngày 1-2 ngày tuổi: Dùng Imequyl 20%, liều dùng 1 ml cho 15 kg thể trọng, Heparenol (2 ml/lít nước uống) để phòng bệnh viêm rốn và Ecoli.
  • Từ 5-7 ngày tuổi: Dùng Vitaperros hòa nước với định lượng 1g/ 10 lít nước để bổ sung vitamin.
  • Từ ngày thứ 10 thì tiêm vacxin dịch tả vịt Vaxiduk theo liều dùng 0,5 ml/con để tiêm dưới da.
  • Ngày thứ 14-15: Bổ sung khoáng chất và giải độc tố nấm Vetophos( 5 ml/lít),Heparenol (2 ml/lít).
  • Ngày 21-23: uống Super Layer (2 g/lít) để cung cấp cho vitamin.
  • Ngày tuổi 28: Tiếp tục tiêm vacxin dịch tả Vaxiduk liều dùng 0,5 ml/con.
  • Qua 2-3 ngày sau: pha vào nước uống Phosretic (1g/lít), Heparenol (2ml/lít) để giải độc gan.
  • Từ 35-36 ngày tuổi: uống Vitaperos (1 g/10 lít)
  • Từ 43-45 ngày tuổi: bổ sung chất khoáng và giải độc tố nấm Vetophos (5 ml/lít), Heparenol (2ml/lít).
  • Từ ngày 56-57 ngày tuổi: uống Vitaperos (1 g/10 lít)

Nhiệt độ trong thời gian tiêm vacxin cũng rất được quan tâm. Ví dụ như:

  • Vịt xiêm 1 tuần tuổi: 35 – 32 độ C
  • Vịt xiêm 2 tuần tuổi: 32 – 30 độ C
  • Vịt xiêm 3 tuần tuổi: 30 – 28 độ C
  • Vịt con 4 tuần tuổi: 28 – 26 độ C
  • Vịt con 5 tuần tuổi: 26 – 24 độ C

Ngoài ra, cách nuôi vịt xiêm là vịt nên được bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất cần thiết để tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh. Người nuôi không nên đến khu vực có dịch, khi vịt có biểu hiện mắc bệnh cần tách ngay ra khỏi bầy.

Trên đây là cách nuôi vịt xiêm cho hiệu quả và năng suất cao. Bạn có thể tham khảo nhiều mẹo hữu ích hơn tại website: https://dagablv.com/. Đây là diễn đàn chia sẻ nhiều công thức chăn nuôi cực tốt và hiệu quả.

>>>>>>> Vịt super meat – Giống vịt siêu thịt được nuôi nhiều nhất ở nước ta hiện nay

Vài câu hỏi thường gặp

Con ngan có phải con vịt xiêm không?

Con ngan chính là con vịt xiêm. Tùy thuộc vào vùng miền mà người ta gọi khác nhau, thực ra chúng là 1. Ví dụ như trong tiếng Mường được gọi là xiêm day.

Chi phí nuôi 100 con vịt xiêm ?

Ngoài cách nuôi vịt xiêm, người ta còn băn khoăn về chi phí nuôi vịt. Ước tính khi nuôi 100 con vịt xiêm khó đưa ra con số chính xác bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Dagablv chỉ đưa ra con số tương đối để bà con tham khảo:

– Chuồng trại: ở đây chúng tôi tính theo trường hợp bà con đã có sẵn chuồng nuôi nên chi phí này không tính.

– Giá vịt xiêm giống khoảng 16.000 đồng/ con, sẽ đắt hơn là vịt bầu bến hay vịt supermeat. Cho nên tổng 100 con là 1.600.000 đồng.

– Điện + nước: Trong lúc chăn nuôi không thể thiếu điện nước. Theo bà con chăn nuôi chia sẻ, mỗi lứa vịt từ khi nuôi đến xuất bán tiêu tốn khoảng 400.000 đồng tiền điện nước.

– Thức ăn: chúng tôi sẽ tính theo trường hợp bà con nuôi oàn toàn bằng cám ăn. Còn nếu bà con cho ăn thức ăn ngoài thì phần chi phí này sẽ giảm. Mỗi con vịt trung bình tốn từ 8 – 9 kg thức ăn tới khi xuất bán. Giá cám khoảng 11.000 đồng/kg. Vậy tiền thức ăn vào khoảng 9.900.000 đồng.

– Thuốc men: chi phí cho việc tiêm vacxin cũng như thuốc điều trị bệnh ở vịt khoảng 500.000 đồng/ 100 con.

– Nhân công: do quy mô 100 con vịt khá nhỏ nên chủ hộ có thể tự nuôi nên phần chi phí này cũng không tính.

>>> Tổng kết: 1.600.000 (con giống) + 9.900.000 thức ăn + 400.00 điên nước + 500.000 vacxin = 12. 400.000 đồng.

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-da-ga-blv
Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-dagablv