6 BƯỚC THIẾT KẾ CHUỒNG GÀ CƠ BẢN CÙNG ĐÁ GÀ BLV

Thiết kế chuồng gà – Chuồng là nơi để cho những chú gà sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ, góp phần quan trọng vào sự sinh trưởng của chúng. Cách làm chuồng gà đơn giản tại nhà là một điều khá thú vị có thể giúp người nuôi thể hiện hết sự khéo léo của mình. Thiết kế chuồng gà là một dự án “handmade” mà bạn có thể dễ dàng tự làm được. Hãy để Đá Gà BLV giới thiệu thêm cho các bạn các thông tin cần thiết cho quá trình xây dựng “nhà ở” cho đàn gà nhé!

Thiết kế chuồng gà
Thiết kế chuồng gà

Thiết kế chuồng gà gồm những bước nào?

Bước 1: Phân tích và chọn kích thước, vị trí xây dựng chuồng

Bước 2: Lựa chọn nguyên vật liệu thiết kế chuồng gà

Bước 3: Thiết kế – Xây dựng khung chuồng trại

Bước 4: Thiết kế chuồng gà với nền chuồng gà công nghiệp

Bước 5: Xử lý mùi hôi khi thiết kế chuồng gà

Bước 6: Xây dựng hố sát trùng trong thiết kế chuồng gà

Bước 1: Phân tích và chọn kích thước, vị trí xây dựng chuồng

Kích thước lắp đặt chuồng gà

Điều đầu tiên cần làm trong 6 bước thiết kế chuồng gà là phân tích và chọn kích thước, vị trí xây dựng chuồng. Trung bình, một con gà cần chuồng có kích thước tối thiểu từ 30cm đến 50cm. Tuy nhiên, không gian chuồng rộng rãi hơn luôn tốt hơn. Cũng giống như con người, gà luôn cảm thấy khó chịu, bí bách và khó phát triển khi bị nhốt trong những khu chật hẹp.

Vậy làm chuồng gà hướng nào tốt nhất?

Chuồng trại chăn nuôi gà nên hướng về phía Đông hoặc Đông Nam
Chuồng trại chăn nuôi gà nên hướng về phía Đông hoặc Đông Nam – Cách làm chuồng gà đá

Như đã đề cập ở các bài viết trước, cần lưu ý việc chuồng trại ẩm ướt, ngập nước vào mùa mưa. Vì vậy, chuồng gà nên xây dựng ở địa hình cao ráo, bằng phẳng, tránh ngập. Và chọn nơi thoáng mát, tránh nóng vào mùa hè. Chuồng trại nên hướng về phía Đông hoặc Đông Nam để gà dễ dàng sưởi nắng.

Vị trí lắp đặt chuồng gà

Cách làm chuồng gà đá đúng chuẩn là khi lựa chọn vị trí lắp đặt chuồng gà, anh em nên lưu ý các yếu tố sau:

  • Nền đất khô ráo, thoát nước tốt;
  • Đặt ở nơi có nắng, nhưng nên có bóng râm vào giữa trưa;
  • Dễ dàng chăm sóc và vệ sinh;
  • Nơi được che chắn khỏi thời tiết xấu.

Theo đó, cách xây chuồng gà chọi đúng chuẩn là cần đặt chúng trên nền đất khô ráo, thoát nước tốt, nơi có nắng nhưng cũng có bóng râm. Anh em cũng nên chọn nơi có gió nhẹ để tạo điều kiện thông gió trong chuồng. Đồng thời, xây dựng chuồng trại cách xa các cây lớn để tránh khi trời mưa có sét hoặc ngăn chặn các giống săn mồi vì chúng không có nơi trú ẩn.  

Thiết kế chuồng trại cần phải thông thoáng, dễ dàng vệ sinh cũng như chăm sóc đàn gà chọi của mình. Bởi anh em cần kiểm tra chuồng 2 lần mỗi ngày hoặc hơn. 

Một trong những cân nhắc quan trọng nhất cần thực hiện khi xây dựng chuồng gà từ đầu là làm thế nào để bảo vệ đàn gà khỏi sự đe dọa của những kẻ săn mồi. Một số mối đe dọa lớn nhất đối với gà như rắn, cáo, mèo, chim ăn thịt,… Vì thế, khi áp dụng cách làm chuồng gà đá được giới thiệu ở trên, anh em cần lưu ý điều này. 

Để đảm bảo rằng rắn và các động vật ăn thịt khác không thể đột nhập vào chuồng từ bên dưới, cần xây chuồng cách mặt đất vài cm, lý tưởng nhất là trên một tấm bê tông. Ngoài ra, cần chôn sâu hàng rào của chuồng dưới đất để ngăn chặn rắn và động vật ăn thịt có thể đào bên dưới.

Bước 2: Lựa chọn nguyên vật liệu thiết kế chuồng gà

Để tạo nên một mẫu chuồng gà đẹp thì không thể thiếu các chất liệu làm chuồng tốt. Mọi người có thể lựa chọn các nguyên vật liệu có sẵn, dễ tìm, giá thành rẻ để tiết kiệm chi phí. Có thể kể đến như: lưới, sắt, gạch, lưới thép, gỗ, …nếu muốn xây dựng chuồng trại quy mô.

Nguyên vật liệu xây dựng chuồng gà - Mẫu chuồng gà bằng sắt
Nguyên vật liệu xây dựng chuồng gà – Mẫu chuồng gà bằng sắt

Tuy nhiên, các vật liệu để xây dựng thiết kế chuồng gà cần đảm bảo chất lượng, không độc hại và khó bị bào mòn. Nhằm bảo vệ gà tốt nhất và là nơi cho gà phát triển lâu dài. Theo đó, việc chọn vật liệu lợp mái cũng cần phải quan tâm.  Bạn có thể chọn lựa nhiều chất liệu như:

  • Tôn: Nhẹ, bền, chi phí thấp, dễ kiếm và sẽ ngăn chặn những kẻ săn mồi.
  • Tấm lợp lấy sáng nhựa tổng hợp PVC: Nhẹ, bền, dễ tìm kiếm và đáp ứng mọi quy chuẩn xây dựng. 
  • Mái lợp bằng bạt: Ít phổ biến hơn do chúng kém bền. 

>>> Tham khảo thêm:Cách làm chuồng gà bằng tre 

Bước 3: Thiết kế – Xây dựng khung chuồng trại

Tương tự như các công trình xây dựng khác, bắt đầu thiết kế với khung hình chữ nhật là đơn giản nhất. Và sau, chúng ta có thể thêm vào các chi tiết cần thiết khác. 

Tùy theo quy mô xây dựng chuồng trại mà thiết kế chuồng gà. Đối với kiểu chuồng đơn nhỏ lẻ, bạn có thể tới tự tới các địa chỉ làm nhôm sắt để đặt làm một chiếc lồng nuôi như ý. Còn với những nơi nuôi quy mô lớn, bạn cần xây dựng một khu nuôi nhốt cố định, kiên cố, thuận tiện nhất cho việc chăm sóc, dọn dẹp, vệ sinh chuồng trại.

Trụ ở 2 bên chuồng nên xây dựng chắc chắn để chịu được áp lực mái chuồng. Nên dùng bê tông cốt thép để xây khung hoặc dùng gỗ trụ để xây khung. Kích thước an toàn của trụ nên ở khoảng 22*22 cm. Chièu cao là 2,5m nhé. Ngoài ra, khoảng cách của trụ nên là 3,5-4m.

Tường vây nên có độ cao cách mái 0,6-0,7 cm và dùng gạch 10cm để xây. Độ dày của tường tầm 20cm. Cửa chuồng nên có kích thước 0.7 ngang và 1,9m chiều cao. Nên làm chuồng bên hông chuồng. Và chuồng nên cao tầm 3,7 m để có thể dễ dàng xây giàn tầng để chứa gà cho dễ.

Bước 4: Thiết kế chuồng gà với nền chuồng gà công nghiệp

Nền của chuồng gà có thể là nền đất, nền xi măng hoặc nền gạch. Nhưng bất tiện là kinh phí để làm nền xi măng hay nền gặt đều tốn kém hơn rất nhiều. Tuy nhiên, “tiền nào của nấy”, nền được làm từ 2 loại này đều sử dụng được lâu bền, dễ quét dọn.

Lớp độn chuồng gà bằng vỏ trấu - Cách làm chuồng gà diện tích nhỏ
Lớp độn chuồng gà bằng vỏ trấu – Cách làm chuồng gà diện tích nhỏ

Để đảm bảo cho gà phát triển tốt nhất, thiết kế chuồng gà thông minh cần nền chuồng phải được khô ráo, hạn chế mùi hôi. Nên lót một lớp vỏ trấu, mùn cưa hoặc vỏ đậu phộng,… dày 20 cm hoặc một lớp rơm rạ dày từ 5-10 cm, giúp gà đi lại đỡ trơn trượt,dễ quét dọn và hạn chế mùi hôi phát sinh.

Lớp độn chuồng cần được thay thường xuyên, tránh cho mầm bệnh sinh sôi, phát triển, gây bệnh cho gà. Chú ý nên khử trùng chất độn chuồng trước khi mang vào chuồng nuôi.

Phần 2 đầu hồi chuồng rất quan trọng liên quan đến kết cấu của cả chuồng. Nền chuồng thường được xây dựng với độ nhám vừa phải để không bị trượt ngã và vệ sinh cho dễ dàng. Phần nền được lát xi măng và độ dốc từ 6-12cm để chuồng trại luôn thoáng mát.

>>> Xem thêm: Cách làm chuồng nuôi gà thả vườn

Bước 5: Xử lý mùi hôi khi thiết kế chuồng gà

Người dân chăn nuôi gà phải đảm bảo “nhà ở” của gà luôn được thông thoáng, mùa hè mát mẻ, mùa đông ấm áp. Vào những ngày đứng gió, không khí không được lưu thông nhiều, bà con nên lắp quạt hút khí CO2 ra ngoài.

Không nên hướng quạt vào thẳng mặt gà, nên đặt ở trên cao, phía trung tâm để tạo dòng khí lưu chuyển. Một đầu hút khí bên ngoài vào, một đầu thải khí CO2 ra bên ngoài.

Bên cạnh đó, có thể tham khảo mô hình làm hầm bio-gas để có thể vừa khử trùng, vừa khử mùi hôi lại có nguyên liệu chất đốt để dùng.

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn vệ sinh và ngăn ngừa dịch bệnh bạn có thể dùng trấu lót chuồng hoặc đơn giản là xây chuồng lót xi măng. Để trong quá trình dọn dẹp không những dễ dàng mà còn có thể khử được mùi hôi hiệu quả. Dùng nước sạch hoặc xà phòng dọn chuồng thường xuyên để loại mùi đi nhé!

Bước 6: Xây dựng hố sát trùng trong thiết kế chuồng gà

Nếu trại lớn xây dựng 2 hố sát trùng nhỏ 2 bên để người chăn nuôi đi lại và một hố sát trùng lớn ở giữa chỉ giành cho xe ô vận chuyển thức ăn, gà ra vào trại.

Trại nuôi theo kiểu gia đình thì chỉ cần thiết kế một hố sát trùng chung là được. Hố sát trùng được đổ crezyle 3% hoặc vôi bột.

Đặc biệt, nếu bạn nuôi gà ở sân thượng tại các thành phố lớn thiếu diện tích đất thì nên làm thế nào? Có 2 biện pháp để sử dụng đó là dùng chuồng sắt hoặc rào lưới để có thể dễ dàng quản lý vệ sinh.

>>> Đọc thêm: Cách làm chuồng gà chọi đơn giản

Dùng những chất nào để sát trùng chuồng nuôi hiệu quả?

Trại nuôi theo kiểu gia đình thì chỉ cần thiết kế một hố sát trùng chung là được. Hố sát trùng được đổ crezyle 3% hoặc vôi bột.

Bài viết trên là những chia sẻ về 6 bước thiết kế chuồng gà cơ bản Đá Gà BLV gợi ý cho bạn. Nhưng đừng rập khuông mà hãy thoải mái tùy chỉnh và thiết kế chuồng gà phù hợp theo cách bạn mong muốn. Một chuồng gà thích hợp và kiến thức chăm nuôi tốt ghép với nhau tạo nên một mô hình chăn nuôi hiệu quả cao, chi phí xây chuồng gà thấp. Bà con có thể theo dõi kiến thức gà đá dagablv.com đã tổng hợp.

Chúc bạn có một chuồng gà thích hợp và hiệu quả cao nhé!

>>> Xem ngay: Chia sẻ kinh nghiệm nuôi gà trên sân thượng không lo mùi hôi

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-da-ga-blv
Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-dagablv