Gà chân cua là gì? Kỹ thuật chiến đấu có tốt không?

Gà chân cua có lẽ là cái tên khá mới mẻ đối với nhiều người và để tìm kiếm thông tin về loại gà này cũng khá ít tài liệu. Với những ai vừa mới nuôi gà đá thì có lẽ còn “mù tịt” với loại gà này. Cho nên Dagablv sẽ giới thiệu đến những “tấm chiếu mới” thông tin về gà chân cua.

Giới thiệu về gà chân cua

gà chân cua
Gà chân cua

Sư kê nên biết rắng gà chân cua không được xem là một giống gà giống như gà nòi hay gà Mỹ. Đây chỉ là tên gọi dựa vào đặc điểm hình thể khác biệt của chúng. Đặc điểm này thuộc top 33 đặc điểm chỉ có ở thần kê linh kê.

Cách để nhận biết loại gà này rất dễ dàng, bạn chỉ cần nhìn vào ngón chân của gà là có thể biết được đó có phải là gà chân cua hay không. Cụ thể, nếu những ngón chân của chúng mà bị khoèo sang 2 bên, cong cong trông giống càng cua thì đó chính là gà chân cua. Vì thế chính ngoại hình đó cho nên chúng có tên gọi như vậy.

Mặt khác, do có cấu trúc ngón chân khá độc lạ này nên khả năng giữ thăng bằng của chúng cũng kém hơn những con gà thông thường. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc di chuyển cũng như chiến đấu của chúng. Ngoài ra còn có loại gà chân rám cua cũng tương tự như vậy.

Cách tránh nhầm lẫn giữa gà chân cua và gà vảy dép

Gà chân cua và gà vảy dép có nhiều điểm tương đồng với nhau nên những người mới chơi gà rất khó để có thể nhận biết được hai loại gà này. Việc phân biệt này sẽ giúp chúng ta thuận tiện trong việc nhận định gà chiến đá hay.

Gà chân của vảy dép
Gà chân của vảy dép

Bạn có thể nhận biết bằng cách bê gà lên và quan sát hệ thống chân gà. Nếu ngón chân của gà không khoằm ra đằng trước mà lại khoằm ra hai bên thì đó chính là gà chân cua. Chính vì các ngón chân cong như vậy nên chúng rất khó giữ thăng bằng, khi giao chiến rất hay bị ngã.

Nếu bạn thấy gà hay bị ngã thì hãy nhanh chóng kiểm tra bên dưới chân gà xem có vảy nào không. Nếu có thì đó chính là gà vảy dép, là loại gà được đánh giá cao về khả năng chiến đấu.

Những con gà này được những lão làng trong lĩnh vực chọi gà xếp vào dạng các loại gà linh kê thần kê. Sở dĩ chúng được xếp như vậy vì chúng có khả năng hạ gục đối thủ vô cùng nhanh chóng.

Tuy nhiên, để sở hữu một chiến kê có đôi chân đặc biệt như vậy không hề dễ dàng. Rất nhiều người đã phải mất thời gian khá dài để chọn lọc mới có thể sở hữu được một con gà chân cua. Cần phải có quá trình chọn lọc mất nhiều thời gian kết hợp với cách chăm sóc của từng sư kê khác nhau.

Nhưng việc sở hữu gà chân cua vẫn chưa đủ, đó mới chỉ là nền tảng ban đầu mà thôi. Để phát huy được hết những tố chất của chú gà này, cần phải có quá trình chăm sóc, tập luyện, ăn uống rất nghiêm ngặt.

Sư kê biết cách chọn gà rám chân cua hay chưa?

gà chọi chân đẹp
Gà chọi chân đẹp

Bạn đã đọc thông tin về gà chân cua mà Dagablv đã giới thiệu ở trên thì chắc hẳn sẽ muốn tìm cho mình một con gà chiến như thế. Bên cạnh yếu tố gà chân cua có vảy dép thì sư kê nên xem xét thêm yếu tốt về cánh đôi.

Nếu bạn chọn được chiến kê có cả 3 yếu tố này thì càng thêm củng cố cho việc đá hay của chúng. Nếu như may mắn tìm được con gà chân cua thì hãy cố gắng xem luôn vảy và cánh của nó nhé. Không chỉ riêng dòng gà đòn thân hình to lớn mà kể cả gà đá cựa cũng nên chọn theo yếu tố này.

Gà chân cua tốt hay xấu?

Khó có thể đánh giá được gà chân cua tốt hay xấu nếu chỉ dựa vào đặc điểm của chân như vậy. Việc đánh giá này còn tùy theo nhiều yếu tố khác nữa. Cần phải thực hiện thông qua các quá trình vần hơi, vần đòn và chăm sóc hàng ngày.

Ngoài ra, còn phải quan sát cách ra đòn, cách thi triển đòn lối thì mới có thể mới nắm được chúng như thế nào. Việc đánh giá gà chân cua tốt hay xấu phụ thuộc vào từng cá thể gà khác nhau chứ không chỉ phụ thuộc vào đôi chân khoằm của chúng.

Nếu bạn sử dụng gà chân cua để tham gia các trận chọi gà thì cũng tương đối mạo hiểm nếu như không có cơ bản tốt. Nghĩa là việc lựa chọn gà là cả một quá trình chứ bạn không thể lựa chọn đại một con gà có chân cua và hy vọng nó có thể đánh bại đối thủ được. Thay vào đó, bạn nên lựa chọn con gà có khả năng chiến đấu cơ bản tốt thì mới có thể dành chiến thắng được.

Gà chọi chân khoèo
Gà chọi chân khoèo

Kinh nghiệm nuôi gà chân cua

Như bài viết đã đề cập ở trên, thì gà chân cua sẽ gặp một chút vấn đề trong việc giữ thăng bằng. Do đó, sư kê chỉ cần chú ý dần dần khắc phục điểm yếu này là được. Một số bài tập hiệu quả có thể cho gà luyện tập như tập chuồng nhảy, chuồng bay, đeo tạ vào chân gà,…

Thông thường, quá trình luyện tập này ban đầu sẽ hơi khó, chưa thể thấy rõ hiệu quả ngay. Đòi hỏi sư kê cần phải có thời gian và sự kiên nhẫn trong quá trình huấn luyện mới có thể thành công.

Ngoài ra, khi nuôi gà đá cũng cần có chế độ dinh dưỡng đủ chất là một yếu tố quan trọng không kém. Tùy theo thời điểm sinh trưởng khác nhau mà người nuôi cần áp dụng khẩu phần cho phù hợp.

Cụ thể như, giai đoạn gà còn dưới 3 tháng tuổi thì cho ăn no, để chúng có thể lớn khỏe nhanh. Gà con lúc này cần có sức đề kháng chống được bệnh tật. Cho đến khi chúng đến giai đoạn có thể bắt đầu huấn luyện thì nên lên một chế độ ăn uống thích hợp. Không nên cho chúng ăn quá nhiều dẫn đến việc béo phì.

Ngoài việc cho gà ăn thóc, lúa, rau xanh thì sư kê phải cho gà ăn thêm mồi tươi để tăng bo, tăng sức cũng như tính hung hãn của gà. Kết hợp song song đó là một quá trình tập luyện để chiến kê thêm phần thành thạo trong các ngón nghề ra đòn của mình.

Những vảy gà linh
Những vảy gà linh

Có thể thấy, gà chân cua nếu như được lựa chọn kỹ lưỡng, đồng thời áp dụng kỹ thuật chăm sóc, luyện tập phù hợp thì chúng sẽ là một loại gà chiến đấu vô cùng đáng gờm. Chúc bạn sớm sở hữu được cho mình một chú gà chiến chất lượng!

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-da-ga-blv
Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-dagablv