Bệnh hen gà là gì? Nguyên nhân, cách chữa trị ra sao?

Bệnh CRD ở gà, còn được biết đến với các triệu chứng hô hấp mạn tính. Bệnh này do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum gây nên và sẽ khiến cho gà bị khó thở, hay là thở khò khè. Dấu hiệu này khá giống với người bị hen, mà xảy ra ở gà, cho nên còn được gọi là bệnh hen gà. Nếu như đang quan tâm về loại bệnh này ở gà, hãy cùng với DAGABLV theo dõi kỹ lưỡng hơn nhé.

Nguyên nhân chính gây nên bệnh hen gà

Tại sao gà lại có biểu hiện thở khò khè và hắt hơi?
Tại sao gà lại có biểu hiện thở khò khè và hắt hơi?

Nguyên nhân chính gây bệnh CRD hen gà chính là do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum gây nên. Đây là một loại vi khuẩn tồn tại trong cơ thể của gà, khi có những tác nhân bên ngoài như việc thay đổi thời tiết đột ngột, hoặc là tác nhân bên trong như sức đề kháng của gà kém cũng có thể xuất hiện loại vi khuẩn này.

Thông thường, Mycoplasma gallisepticum sẽ chỉ sống được từ 1 cho đến 3 ngày khi đã ra khỏi cơ thể. Trong dịch nhầy, thì chúng có thể tồn tại lâu hơn, từ 4-5 ngày, còn trong lòng trắng trứng thì chúng có thể sống sót lên đến tận 18 ngày.

Dịch tễ học hen gà

Bệnh hen gà thì thường xảy ra chủ yếu ở gà từ 2 cho đến 12 tuần tuổi và những chú gà mái chuẩn bị đẻ. Bệnh sẽ bùng phát cực kỳ mạnh mẽ vào thời điểm đông xuân, khi mà độ ẩm trong không khí gia tăng nhanh chóng. Những loại gia cầm có khả năng mắc bệnh cao nhất chính là vịt, ngan, ngỗng và đặc biệt là gà.

  • Bệnh hen gà sẽ di truyền dọc từ gà bố mẹ, sang gà con thông qua trứng, đây là con đường lây truyền bệnh nguy hiểm nhất đối với những nơi nuôi gà giống.
  • Bệnh hen gà lây truyền qua các dụng cụ chăn nuôi, qua sự tiếp xúc giữa những chú gà bệnh và những chú gà khỏe mạnh. Đặc biệt, ở môi trường có độ ẩm cao, nhiều NH3 hoặc là các khí độc từ bụi phân và chất độn chuồng, cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh này ở gà.
  • Bệnh hen ở gà thường đi đôi với các bệnh khác như bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm, bệnh gumboro,…

Gà mắc bệnh hen thì tỷ lệ chết là không quá cao. Tuy nhiên, gà sẽ có xu hướng chậm lớn, giảm trọng lượng cơ thể khiến đá gà trực tiếp không còn mạnh mẽ. Khi đã khỏi bệnh, thì gà cũng sẽ không thể trở lại cơ thể bình thường như ban đầu. Theo khảo sát, gà mắc bệnh sẽ có sản lượng trứng giảm từ 10% cho đến 40%.

Những triệu chứng phổ biến tại loại bệnh hen gà

Những triệu chứng phổ biến tại loại bệnh hen gà
Những triệu chứng phổ biến tại loại bệnh hen gà

Đối với loại bệnh ở gà này, có rất nhiều triệu chứng mà người nuôi gà có thể nhận ra. Một số triệu chứng hen gà phổ biến và dễ nhận ra nhất trong giai đoạn đầu phát bệnh, sẽ được chia sẻ ngay ở dưới đây.

Biểu hiện bên ngoài dễ thấy của bệnh hen gà

Giai đoạn đầu mà gà mắc chứng bệnh này, thì sẽ có thể bị vẩy mỏ, sưng mặt hoặc là thường xuyên không mở mắt nổi. Đôi lúc, trong đàn gà sẽ có những tiếng “tooc, tooc” đặc trưng. Từ khoảng 21h trở đi thì những tiếng như thế này sẽ có tần suất xuất hiện nhiều hơn. Đây chính là triệu chứng dễ nhận ra bên ngoài của bệnh hen gà.

Biểu hiện bên trong, biểu hiện cụ thể

Bước tới giai đoạn tiếp theo, gà sẽ bị mắc viêm xoang mũi và viêm kết mạc. Điều này khiến cho gà hô hấp khó khăn, mắt luôn nhắm nghiền và biểu hiện ăn uống không tốt. Ngoài ra, gà cũng dễ bị hen khẹc, trong đàn gà thì gà trống thường sẽ có những biểu hiện nặng hơn so với gà mái.

Cách phòng bệnh hen cho gà hiệu quả nhất

Để cho những chú gà tránh được loại bệnh hen gà cũng như bệnh hắt hơi ở gà này, người nuôi gà cần có những biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Phòng bệnh CRD – hen gà bằng cách xây dựng hàng rào an toàn sinh học, vệ sinh chuồng trại và xung quanh chuồng gà một cách sạch sẽ. Từ đó, đảm bảo được tỷ lệ gây bệnh cho gà ở mức thấp nhất.

Chuồng gà phải đảm bảo được nhiệt độ ấm áp vào mùa đông, không bị bí bách vào mùa hè nóng nực. Mật độ của những chú gà tại chuồng phải phù hợp với lứa tuổi, cũng như là kích thước của gà. Thường xuyên dọn chất độn chuồng sạch sẽ, để tránh việc khí độc thải ra từ phân gà.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều những loại vaccine phòng bệnh hen gà với hiệu quả tốt. Sử dụng vaccine để phòng bệnh cho gà là phương pháp an toàn và hiệu quả nhất.

Đối với gà thịt

Cách phòng bệnh hen cho gà hiệu quả nhất
Cách phòng bệnh hen cho gà hiệu quả nhất

Đối với những chú gà thịt nuôi trong nhiều ngày, thì phòng một liều duy nhất trong giai đoạn từ 4 chỗ đến 5 tuần tuổi. Đây là giai đoạn phòng ngừa cho gà tốt nhất. Nếu như có thể thực hiện biện pháp phòng ngừa trong giai đoạn này, thì khả năng gà mắc bệnh sẽ ít hơn rất nhiều.

Đối với loại gà đẻ

Để tránh bệnh hen gà đối với gà đẻ, thì cũng có nhiều loại vaccine khác nhau, mà người nuôi gà có thể tìm thấy trên thị trường hiện nay. Chúng có đặc điểm chung cần lưu ý, đó chính là không được phép sử dụng cho gà nhỏ hơn thời gian 4 tuần tuổi.

Mỗi loại vaccine phòng bệnh cho gà thì sẽ có những cách sử dụng khác nhau, như tiêm, uống, nhỏ vào mắt của gà,… Bên cạnh đó, thời gian sử dụng cho gà cũng không có sự giống nhau. Cho nên là, cần phải cẩn trọng khi sử dụng những loại vaccine cho gà này.

Điều trị gà mắc bệnh hen như thế nào?

Trong trường hợp gà bị mắc bệnh hen – CRD. thì những người nuôi gà cần phải kiểm tra, loại bỏ tất cả những yếu tố có thể tạo nên stress cho gà. Cụ thể như nguồn nước, thức ăn, chất độn chuồng,… Sau đó, tiến hành long đờm và hạ sốt cho gà với những loại thuốc có Bromhexin hoặc là với Vitamin C.

Ngoài ra, các sư kê cũng cần sử dụng các loại thuốc kháng sinh như Doxycyclin, hoặc là Tylosin để điều trị bệnh. Tuy nhiên, những nguồn thuốc này không được dùng cho gà đẻ vì có thể bị giảm chất lượng trứng.

Lời kết

Những thông tin được chia sẻ từ DAGABLV trên đây về bệnh hen gà, nguyên nhân, cũng như là cách điều trị cho loại bệnh ở gà này. Hy vọng bài viết trên đã có thể cung cấp đầy đủ những thông tin, kiến thức mà sư kê đang tìm kiếm để có thể điều trị, loại bỏ bệnh hen ở gà sớm nhất có thể.

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-da-ga-blv
Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-dagablv