Hướng Dẫn Bà Con Cách Làm Chuồng Nuôi Bồ Câu Đơn Giản Tại Nhà

Cách làm chuồng nuôi bồ câu đơn giản tại nhà cần chuẩn bị những gì? Mô hình nuôi bồ câu hiện nay đang được phát triển nhiều bên cạnh các mô hình chăn nuôi gia cầm khác. Thịt bồ câu chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho người già và trẻ nhỏ nên các bà nội trợ thường hay tìm mua về làm món ăn cho cả nhà. Từ đó nhiều người chuyển hướng sang nuôi bồ câu thay vì nuôi gà hay vịt. Và cách làm chuồng nuôi bồ câu đơn giản là một trong những điều mà người nuôi quan tâm. Dagablv sẽ giới thiệu đến bà con cách làm chuồng bồ câu với giá thành rẻ nhất.

Hướng dẫn cách làm chuồng nuôi bồ câu đơn giản

cách làm chuồng nuôi bồ câu đơn giản
Cách làm chuồng nuôi bồ câu đơn giản

Có nhiều cách làm chuồng nuôi bồ câu đơn giản với các loại vật liệu khác nhau từ rẻ tiền tới đắt tiền.

Làm chuồng bồ câu bằng thùng xốp

Thùng xốp có nhiều công dụng khác nhau với mỗi gia đình. Với những thùng xốp cũ hoặc không xài nữa thì bà con có thể tận dụng để làm chuồng cho đàn bồ câu của mình. Cách làm chuồng nuôi bồ câu đơn giản từ thùng xốp vừa tiết kiệm chi phí và công sức của mình.

Bởi vì thùng xốp đã được gia công sẵn theo dạng hình chữ nhật nên bà con chỉ cần đục lỗ tròn làm cửa ra vào cho bồ câu.

Dùng băng keo cố định chặt lại phần nắp với thùng tránh để cho nó bị bung ra. Còn nếu như cái thùng đã bị mất nắp thì phải dùng một tấm bạt hoặc vải dày để che lại tránh cho gió bên ngoài thổi vào trong. Cách làm chuồng nuôi bồ câu đơn giản từ thùng xốp rất dễ làm.

Thùng xốp
Cách làm chuồng nuôi bồ câu đơn giản Thùng xốp

Cách làm chuồng nuôi bồ câu đơn giản bằng tre

Cách làm chuồng nuôi bồ câu đơn giản từ tre nứa phù hợp với cách nuôi bồ câu thả rong. Chọn khu xây chuồng ở nơi yên tĩnh và thoáng mát. Ngoài tre nứa thì bà con có thể tận dụng lại các vật liệu cũ như tôn cũ, bạt cũ, lưới sắt cũ,… để tiết kiệm chi phí.

Dùng tôn cũ làm thành các vách ngăn và khoét lỗ để làm cửa cho chim ra vào, lỗ rộng tầm 15cm. Nhớ mày giũa các cạnh sắc để tránh cho bồ câu bị thương. Khi dùng miếng tôn để làm vách thì nên kê sát với phần đáy của chuồng. Nếu để hở thì phần tôn này có thể gây thương tích khi chim va phải.

Phần đáy chuồng thì dùng các thanh tre bằng nhau để ghép lại và lót thêm một lớp lưới sắt làm chuồng bồ câu. Căng lưới thật căng tránh cho lưới bị chùn xuống khi chim di chuyển. Tập tính của chúng thường hay mang về các loại vật liệu tự nhiên để lót ổ. Cách làm chuồng nuôi bồ câu đơn giản nên để ở môi trường tự nhiên để chim bồ câu có thể thoải mái mang đồ về xây tổ.

cách làm chuồng nuôi bồ câu đơn giản bằng tre
Cách làm chuồng nuôi bồ câu đơn giản bằng tre

Mẫu chuồng bồ câu ngoài trời

Khi muốn nuôi bồ câu ngoài trời kết hợp với làm tiểu cảnh trang trí cho khu vườn của mình thì cách làm chuồng nuôi bồ câu đơn giản bằng gỗ được sơn nhiều màu là sự lựa chọn khá tốt.

Cách làm chuồng nuôi bồ câu đơn giản ngoài trời có thể làm từ gỗ mít, xoài, bàng gai,… hoặc một số loại gỗ khác tùy theo điều kiện của bà con. Thường thì kích thước chuồng bồ câu khoảng 1,6m x 2,4m x 1,6m với 122 lỗ để làm ổ cho các cặp chim bồ câu.

Với kiểu chuồng này cần sự khéo tay để đóng chuồng vì đây không phải là cách làm chuồng nuôi bồ câu đơn giản. Bà con có thẻ đặt mua mẫu chuồng bồ câu này tại các nơi chuyên bán chuồng bồ câu đẹp trên toàn quốc.

chuồng bồ câu ngoài trời
Chuồng bồ câu ngoài trời

Những điều kiện cần đảm bảo khi xây dựng chuồng bồ câu

Mặc dù cách làm chuồng nuôi bồ câu đơn giản dễ làm nhưng bà con phải đảm bảo những yếu tố sau đây.

Chọn hướng chuồng nuôi như thế nào?

Giống như chuồng nuôi gà hay vịt, hướng Đông Nam chính là hướng tốt nhất để xây chuồng. Hướng này vừa tránh được ánh nắng trực tiếp, vừa tránh được gió thổi vào mùa lạnh. Hạn chế lắp thêm hệ thống làm mát và kích thích thêm khả năng sinh sản.

Nếu như bất khả kháng không thể chọn hướng Đông Nam thì bà con có thể chọn hướng Nam thay thế. Tránh chọn hướng Tây hoặc hướng Bắc.

Điều kiện nhiệt độ, ánh sáng

Không giống như gà hay vịt cần ánh sáng, bồ câu lại là một loài chim khá nhạy sáng. Nhất là trong giai đoạn đẻ trứng thì càng nhạy cảm hơn. Trong lúc đẻ thì bồ câu chỉ cần một lượng sáng ít. Nhưng khi ấp trứng chúng lại cần lượng ánh sáng nhiều hơn, cần chiếu sáng khoảng 13 giờ/ ngày. Đồng thời chuồng trại cần phải thoáng mát, sạch sẽ và được chiếu sáng tốt.

Tùy theo từng vùng miền mà bà con có nên bố trí thêm bóng đèn để tăng thời gian chiếu sáng mỗi ngày.

Không gian yên tĩnh

Cách làm chuồng nuôi bồ câu đơn giản nên đặt tại không gian yên tĩnh, ít tiếng ồn đảm bảo cho bồ câu sinh sản. Ngoài việc nhạy cảm với ánh sáng thì bồ câu cũng không thích sự ồn ào cho nên chúng có thể bỏ tổ đi nếu sống trong môi trường quá ồn, bẩn thỉu,…

Xây dựng chuồng ở nơi khô ráo thoáng mát, không có tiếng ồn ào và phải đảm bảo chuồng luôn sạch sẽ, nhất là khi bà con nuôi thả rong.

Trong khi nuôi bồ câu sinh sản, không được tạo ra tiếng ồn quá nhiều, che chắn bớt tầm nhìn của chim để chúng tập trung vào việc đẻ và ấp trứng.

Xây dựng chuồng theo mật độ nuôi

Tính toán số lượng bồ câu mà mình muốn nuôi trước và diện tích mà mình có để xây dựng chuồng nuôi phù hợp. Không được thả nuôi quá nhiều sẽ không tốt cho sự phát triển của bồ câu.

Thông thường kích thước cho một ô chuồng là 0,5 x 0,5 x 0,5m. Bà con có thể chia chuồng thành 4 hoặc 5 ô cho 1 hàng. Độ cao của chuồng nuôi gấp 5 lần ô nuôi, tức là 2,5m. Xây chuồng cao hơn mặt đất từ 30 – 50cm để tránh chuột, rắn,… xâm nhập.

Nếu như bà con dùng thùng xốp để làm ô nuôi bồ câu có thể đặt chồng lên nhau trên giá đỡ. Đây là cách làm chuồng nuôi bồ câu đơn giản vừa tiết kiệm diện tích.

Thanh lý chuồng nuôi bồ câu
Thanh lý chuồng nuôi bồ câu

Quét sơn để trang trí chuồng

Sơn màu sặc sỡ là một trong những cách dụ bồ câu về chuồng hiệu quả. Khi bạn trang trí chuồng trại đẹp sẽ thu hút bồ câu về làm tổ, chúng sẽ không bay đi bậy bạ hay lạc mất.

Khi sơn nên chọn những màu sắc có phần sặc sỡ như: vàng, xanh lá, xanh trời, trắng,… để tăng thêm tính thẩm mỹ. Ngoài ra lớp sơn còn bảo vệ về mặt của chuồng thêm bền với thời gian.

Làm ổ đẻ cho chim bồ câu

Bồ câu gần như sinh sản quanh năm cho nên bà con phải chuẩn bị nơi đẻ cho chúng thật chu đáo. Ổ đẻ trứng và ổ nuôi con cần phải bố trí thành 2 ổ riêng biệt, ổ nuôi con đặt trên ổ ấp trứng.

Lót ổ cho bồ câu đẻ không cần quá rườm rà phức tạp, có thể dùng các lốp xe cũ hoặc rổ rá cũ để làm ổ. Bên trong rải rơm hoặc trấu để làm lớp lót và thường xuyên loại bỏ để thay lớp mới. Đường kính của ổ đẻ từ 20 cm đến 25cm là được.

Địa chỉ thanh lý chuồng nuôi bồ câu ở đâu?

Do nhu cầu chăn nuôi bồ câu ngày càng nhiều nên các cơ sở chuyên sản xuất cũng bắt đầu cho ra những sản phẩm đáp ứng. Trên các trang thương mại điện tử như: chợ tốt, chợ đồ cũ,… là những nơi chuyên rao bán các mặt hàng chuồng nuôi kèm giá. Bà con có thể lên tham khảo và chọn lựa chuồng phù hợp. Ngoài ra, bà con có thể tìm những nơi chuyên bán chuồng bồ câu gỗ tại hà nội hay TP.HCM để mua.

Trên đây là những cách làm chuồng nuôi bồ câu đơn giản bà con có thể thực hiện tại nhà. Với một chút sự khéo tay là bạn có ngay một chuồng nuôi bồ câu đẹp. Tuy nhiên nếu như không có thời gian để chăm chút thì có thể ra ngay cơ sở chuyên lắp ráp chuồng trại để tậu ngay mà không cần băn khoăn.

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-da-ga-blv
Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-dagablv