Vẹt ringneck có đặc điểm như thế nào? Không chỉ riêng những loài mà chúng ta thường biết như vẹt Sun Conure, vẹt Xích thái, vẹt mẫu đơn,… thì cũng có thể tham khảo loại vẹt ringneck nuôi làm cảnh. Vậy loài vẹt này có gì đặc biệt hơn những loài vẹt khác hay không? Nếu như anh em có hứng thú muốn tìm nuôi loài vẹt này thì hãy tham khảo bài viết giới thiệu về vẹt Ringneck của Dagablv.
Giới thiệu về loài vẹt Ringneck
Nguồn gốc của giống vẹt Ringneck này xuất phát từ vùng Ceylon. Chúng là một phân của loài vẹt psittacula krameri. Hiện nay chúng phân bố nhiều ở các vùng châu Á, nhất là Ấn Độ và Pakistan và một số vùng ở nam Sudan và Trung Đông.
Khi chim sống trong môi trường tự nhiên thường chọn những khu vực có gỗ nhẹ hoặc ở nơi có nhiều cây cối ở vùng nông thôn. Chúng có thói quen sống theo bầy đàn tầm 100 con có hơn. Bởi vì tập tính này cho nên việc nuôi nhốt lồng sẽ khó khăn hơn.
Loài vẹt Ringneck này được thuần từ những năm 200 Trước Công Nguyên. Trong văn hóa Ấn Độ, loài Ringneck được xem là linh vật bởi vì khả năng bắt chước tiếng người của chúng. Trong thời kì hoàng kim, loài vật này được hoàng tộc Ấn Độ rất yêu thích và được nuôi nhốt trong những lồng chim sơn son thiếp vàng để phù hợp với phong thái của chúng.
Những đặc điểm của giống vẹt Ringneck
Hãy cùng Dagablv tìm hiểu về những đặc điểm hay ho của giống vẹt vui nhộn này!
Ngoại hình của loài vẹt Ringneck
Bộ lông vũ vẹt Ringneck vàng sáng bóng mượt hoặc có màu xanh lam, vẹt Ringneck xanh lá hay trắng. Những màu sắc của bộ lông vũ này đều hợp với thị hiếu của người nuôi. Loài vẹt Ringneck có phần lông đuôi dài 10cm hoặc hơn cùng màu với màu lông vũ trên cơ thể của chim. Phần chiều dài của vẹt từ 30 – 40cm và có trọng lượng khoảng 400gram.
Để nhận biết giới tính của chúng thì có thể phân biệt qua màu sắc của vòng cổ vẹt.
- Ở vẹt trống có màu mỏ đỏ đậm, xung quanh cổ có một vòng đen lúc chúng được 1,5 tuổi. Đến khi 3 tuổi thì màu của vòng đen này sẽ chuyển thành màu cùng với cơ thể của vẹt.
- Vẹt cái thì có màu vòng cổ không rõ và xung quanh có màu sẫm hơn.
Bản tính của vẹt Ringneck
Tuy vẹt Ringneck được đánh giá khá cao về trí thông minh và nhanh nhẹn nhưng bản tính của chúng lại khá ương ngạnh cho nên việc huấn luyện chúng khá khó khăn. Đồng thời chúng cũng rất nhanh rơi vào trạng thái chán chường hoặc quậy phá nếu như cảm thấy mình bị bỏ rơi.
Trong suốt quá trình phát triển của vẹt, sẽ có một khoảng thời gian chúng sẽ khó chịu và hay bực bội với mọi thứ. Nhưng bạn đừng quá lo bởi vì thời gian này chỉ kéo dài khoảng 1 tuần và lâu nhất là 1 tháng. Nếu như chủ nhân để ý và chăm sóc vẹt kỹ hơn trong giai đoạn này thì càng làm cho chúng yêu thích bạn hơn.
Vẹt Ringneck nếu được chủ nhân ân cần chăm sóc sẽ trở nên vô cùng ngoan ngoãn, hoạt bát giúp chủ nhân thư giãn sau những ngày dài mệt mỏi. Bản tính của chúng vui nhộn và có thể nói được những câu đơn giản giúp bạn vui vẻ hơn. Đồng thời với bản tính hoang dã vốn có, chúng sẽ cảm nhận được những nguy hiểm và cảnh báo ngay cho chủ nhân. Nếu như vẹt trống có thể hòa đồng với hầu như tất cả mọi người thì vẹt cái chỉ thích chủ nhân mà thôi.
Việc sinh sản của vẹt Ringneck
Giống với đa số các loài chim khác, vẹt cũng sẽ chọn mùa sinh sản vào mùa hè. Chúng thuộc loài chim đẻ rất ít, trong một lứa đẻ chỉ từ 2 – 4 quả trứng. Thời gian ấp trứng từ 28 – 30 ngày, kích thước vẹt Rongneck non từ 13 – 16gram/ con và chiều dài tầm 5cm.
Tổ của chúng chủ yếu làm từ lá cây thiên nhiên, rơm rạ, nhánh cây nhỏ,… tự đan lại. Chim bố mẹ sẽ tự đi tìm kiếm những cái cây, hốc cây phù hợp để xây dựng tổ cho mình vào mùa sinh sản. Chim bố có nhiệm vụ đi tìm thức ăn về cho chim mẹ và chim non.
Vẹt Ringneck sống được bao lâu?
Tuổi thọ của vẹt Ringneck này rất cao, đến hơn 40 tuổi nếu được chăm sóc tốt. Đã có những ghi nhận rằng chúng có thể sống tời 60 thậm chí là 80 năm luôn! Nếu muốn chú vẹt của mình sống thật lâu thì bạn nên có một chế độ chăm sóc chúng thật khoa học nhé!
Vẹt Ringneck có thể nói hay không?
Hầu như các loài vẹt đều có thể bắt chước tiếng người, loài vẹt Ringneck này cũng không ngoại lệ. Với sự thông minh vốn có của loài vẹt này cho nên khả năng học nói tiếng người của chúng rất tốt. Tại Ấn Độ, loài vẹt này được ưa thích bởi khả năng học hỏi của chúng sánh ngang với loài vẹt xám Châu Phi. Tùy thuộc vào cách chăm sóc của chủ mà con vẹt sẽ tập nói hay hoặc dở.
Nếu xét như thông thường thì vẹt bắt đầu tập nói từ 8 tháng đến khi 1 tuổi, có loài sẽ biết nói chậm hơn đến 2 tuổi. Khả năng ghi nhớ từ vựng của vẹt lên tới 150 – 200 từ mà chúng tiếp thu được. Vì thế bạn có thể dạy chúng nói được những câu dài hơn so với loài vẹt bình thường.
Giọng của chúng rất lớn và vang, nhất là chúng có thể nháy theo tiếng còi xe hoặc tiếng xe cấp cứu,…
Vẹt ringneck giá bao nhiêu?
Theo như tìm hiểu của Dagablv, vẹt Ringneck có mức giá khá cao. Cụ thể:
Vẹt non | Từ 4 – 5 triệu đồng/ con |
Vẹt trưởng thành | 6 – 8 triệu/ con |
Nếu xét với những loài vẹt khác thì vẹt Ringneck giá của chúng khá “chát”. Nếu như bạn muốn mua thì hãy tìm đến những shop bán thú cưng uy tín. Hãy kiểm tra sức khỏe của chúng thật kỹ để tránh mua phải vẹt bệnh.
Cách chăm sóc vẹt Ringneck
Như Dagablv đã nói, vốn vẹt Ringneck có tính thông minh nhưng chủ nhân sẽ gặp khó khăn khi huấn luyện cho chúng. Chúng rất hay nhanh chán với mọi thứ và liên tục cắn phá nếu như thấy bạn không để ý đến chúng.
Vẹt con từ vài tuần đến 3 tháng ở giai đoạn này sẽ rất khó bảo và vẫn còn bản tính hung dữ. Người nuôi cần phải quan tâm nhiều hơn cho đến khi chúng quen dần với bạn. Bản tính của chúng vốn vui vẻ nên sẽ trở thành một “hoạt náo viên” cho gia đình bạn.
Trong quá trình huấn luyện có thể chúng vẫn còn tính hung hăng đôi khi có thể tấn công lại bạn. Tuy nhiên hãy kiên nhẫn vì nếu như bạn quát mắng hay tác động đến chúng có thể làm chúng sợ suốt đời.
Vẹt Ringneck có cái đuôi khá dài vì thế lồng nuôi cũng cần phải có độ lớn thoải mái cho vẹt bay nhảy. Chú ý chọn các thanh nan vừa phải, tránh cho vẹt bị mắc kẹt hoặc xổ lồng bay ra ngoài.
Khẩu phần ăn của vẹt Ringneck
Thức ăn của chim trong môi trường tự nhiên chủ yếu là các loại trái cây, quả mọng nước và các loại hạt, các loại mật hoa,…
Trong môi trường nuôi nhốt, bạn nên cho vẹt ăn những loại thức ăn có mức dinh dưỡng cân bằng và bổ sung thêm các loại trái cây, rau quả để cung cấp đủ dinh dưỡng cho vẹt.
Trong rau xanh chứa nhiều vitamin và chất xơ phù hợp để cho vẹt Ringneck phát triển, cho nên bạn đừng bỏ qua loại thức ăn này. Đồng thời chủ nhân có thể cho chim ăn thêm thịt gà luộc, các loại ngũ cốc hay gạo cũng được. Tuy nhiên tránh cho vẹt ăn socola, bơ hay đại hoàng.
Cá biệt có một vài cá thể vẹt sẽ không thích trộn lẫn thức ăn viên với các loại hạt nên chúng sẽ bỏ ăn hoặc tự phân loại ra. Vì thế bạn hãy luân phiên thay đổi 2 loại thức ăn này để chúng có thể hấp thu mọi chất dinh dưỡng. Mỗi ngày bạn có thể chuẩn bị 1-4 máng thức ăn hạt và 1/4 máng trái cây. Không để thức ăn quá lâu trong lồng mà hãy loại bỏ ngay thức ăn thừa.
Đồng thời cũng nên chuẩn bị cho vẹt nước uống đủ dùng và thay nước mới thường xuyên.
Phòng bệnh cho vẹt như thế nào?
Sức khỏe của vẹt khá tốt nhưng vẫn cần người nuôi phải chú ý quan sát để phát hiện nay những tình trạng bất thường của chúng.
Khi thấy vẹt có những dấu hiệu lừ đừ, mệt mỏi không hoạt bát, có vấn đề về hô hấp, chảy nước mắt,… bạn có thể điều trị bằng thuốc tại nhà.
- Polyomavirus: loại virus này rất nguy hiểm đối với vẹt, nhất là ở vẹt non.
- Psittacosis hay còn được gọi là bệnh nóng sốt trên vẹt do chlamydia gây ra.
Dagablv đã tổng hợp các thông tin về giống vẹt Ringneck nuôi cảnh đẹp nhất nhì hiện nay. Giá của vẹt Ringneck này ở Việt Nam khá đắt cho nên bạn cần phải cân nhắc trước khi mua chúng về làm cảnh.
- Website : dagablv.com
- Fanpage: dagatructiep
- Email: [email protected]