BỆNH ILT TRÊN GÀ – VIÊM THANH KHÍ QUẢN TRUYỀN NHIỄM

Bệnh ilt trên gà hay còn gọi là bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm, được coi là một vấn đề đáng phải lưu tâm của bà con chăn nuôi gia cầm. Do tính chất lây nhiễm dai dẳng, tiềm ẩn của vi rút, chúng vẫn có thể tồn tại ngay cả sau khi tiêm chủng. Chính vì vậy, căn bệnh này được liệt vào danh sách bốn bệnh cần lưu ý hàng đầu tại 2 quốc gia Nga và Trung Quốc.

Để ngăn ngừa bệnh ilt trên gà nguy hiểm này, Đá Gà BLV chúng tôi sẽ đưa ra các thông tin liên quan về căn bệnh này. Giúp bà con phòng tránh và chữa trị nếu gà không may nhiễm bệnh nhé!

BỆNH ILT TRÊN GÀ
BỆNH ILT TRÊN GÀ

Bệnh ILT trên gà là gì ?

Nguyên nhân nào gây nên bệnh ILT ? Cách nào nhận biết đàn gà bị nhiễm bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm?

Tác nhân gây bệnh ilt trên gà

Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính (ILT) do Herpesvirus gây nên. Vi rút có sức đề kháng cao với vật chủ bên ngoài nhưng nhạy cảm với các chất khử trùng hóa học thông thường. Bao gồm cả những chất có dung dịch kiềm, cresol, hydrogen peroxide, chất tẩy rửa halogen.

Vi rút cũng có thể bị bất hoạt nhanh chóng (48 giờ hoặc ít hơn) trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời hoặc nhiệt độ cao (38°C / 100,4°F). Vi rút có thể sống từ 8 – 10 ngày trong phân. Trong điều kiện môi trường ẩm ướt, mát mẻ, vi rút có thể tồn tại trong vật chất hữu cơ đến 100 ngày.

>>> Xem Thêm: Nhận biết bệnh APV trên gà và cách chữa trị hiệu quả 

Tác nhân gây bệnh ilt trên gà
Tác nhân gây bệnh ilt trên gà

Thiệt hại về chủng loại vi rút này gây ra khiến đàn gà cũng như người chăn nuôi thiệt hại nghiêm trọng về sản xuất, kinh tế. 

Tổn thất xảy ra do gà chết quá nhiều, tốc độ tăng trưởng và sản lượng trứng giảm. Bệnh có thể ảnh hưởng từ 5 đến 80% trên tổng số đàn gà, mất từ ​​2 đến 4 tuần để chữa khỏi bệnh cho một đàn. Tỷ lệ tử vong có thể lên tới 20% trong một đàn bị nhiễm bệnh.

Quá trình lây truyền của bệnh ILT trên gà

Những con đường lây truyền bệnh ILT phổ biến nhất.

Lây nhiễm trực tiếp

Bệnh ilt trên gà lây nhiễm do gà khỏe tiếp xúc với dịch tiết đường hô hấp của gà nhiễm bệnh. Vi rút ILT đã được chứng minh là có thể lây nhiễm cho gia cầm qua đường hô hấp vào khí quản hoặc qua tiếp xúc với các mô niêm mạc của mắt, khoang mũi. Virus cũng có thể được truyền từ khoang miệng vào khoang mũi hoặc khí quản.

Lây nhiễm gián tiếp

Vi rút cũng có thể truyền nhiễm gián tiếp vào cơ sở chăn nuôi gà thông qua các trang thiết bị chăn nuôi như máng ăn, máng uống, … quần áo, giày dép, phương tiện vận chuyển của người chăn nuôi.

Gà truyền bệnh gián tiếp qua các thiết bị chăn nuôi như máng nước, máng ăn.
Gà truyền bệnh gián tiếp qua các thiết bị chăn nuôi như máng nước, máng ăn.

Thời gian ủ bệnh ILT trên gà

Thông thường, các dấu hiệu lâm sàng của ILT xuất hiện từ 6 – 12 ngày sau khi nhiễm bệnh. Vi rút thường được thải ra trong dịch tiết đường hô hấp ít nhất 6 – 8 ngày sau khi nhiễm bệnh lần đầu. Sau đó, vi rút có thể di chuyển đến các hạch thần kinh, nơi vi rút có thể tồn tại hàng tháng trong cơ thể gia cầm để trở thành một bệnh nhiễm trùng tiềm ẩn.

>>> Xem thêm: BỆNH IB TRÊN GÀ – TIẾT LỘ CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH IB CHUẨN NHẤT 

Các dấu hiệu và triệu chứng nhiễm trùng của bệnh ILT trên gà

Trong bệnh ilt trên gà, gia cầm bị suy hô hấp nghiêm trọng. Các dấu hiệu điển hình là chảy nước mũi, viêm kết mạc, lắc đầu, khó thở. Há hốc miệng, cổ kéo dài rướn lên để thở, ho và thậm chí khạc ra máu từ khí quản. 

Ở những con gà bệnh bị ảnh hưởng nặng hơn, mào và lông có màu sẫm do thiếu oxy (oxy trong máu thấp). Viêm kết mạc thường xuất hiện kèm. Tỷ lệ tử vong của đàn thường dao động từ 10 – 20% và có thể lên đến 70% nếu bệnh truyền nhiễm ở gia cầm tiến triển nặng. Đột tử do ngạt thở, tắc nghẽn thanh quản, khí quản nhưng lại không có dấu hiệu biểu hiện rõ ràng.

Dấu hiệu nhiễm trùng - Gà há mỏ, rướn cao cổ để thở
Dấu hiệu nhiễm trùng – Gà há mỏ, rướn cao cổ để thở

Biểu hiện lâm sàng của ILT trong một đàn sẽ khác nhau tùy thuộc vào độc lực của chủng vi rút. Diễn biến của bệnh cũng khác nhau tùy theo khả năng gây bệnh của chủng virus. Nếu gà bị nhiễm chủng vi rút có độc lực nhẹ thì thời gian hồi sức nhanh hơn, ít nhất trong 10 ngày. Ngược lại, các chủng có động lực mạnh sẽ gây bệnh nặng hơn có thể mất đến 4 tuần.

Khi các đàn xảy ra các đợt bùng phát bệnh bán cấp tính, dấu hiệu lâm sàn của chúng có thể giống với các dấu hiệu của giai đoạn bệnh cấp tính, nhưng với sự tiến triển của bệnh chậm hơn và tỷ lệ tử vong ở mức thấp hơn (10 – 30%). 

>>> Xem Thêm: 3 Cách chữa trị dứt điểm bệnh ORT trên gà năm 2021

Gà bị sưng viêm, chảy nước mắt
Gà bị sưng viêm, chảy nước mắt

Đối với trường hợp bệnh phát nhẹ, các biểu hiện lâm sàng gồm: sưng và chảy nước mắt, viêm kết mạc, chảy dịch mũi, giảm đẻ, giảm ăn và sụt cân.

Chẩn đoán bệnh tích bệnh ILT trên gà

Cũng như các dấu hiệu lâm sàng của bệnh ilt trên gà, các tổn thương sau khi chết của viêm thanh khí quản truyền nhiễm có thể thay đổi tùy theo mức độ bệnh.

Tổn thương đặc trưng trong các trường hợp ILT nặng là khí quản bị viêm xuất huyết và xuất hiện các mảng niêm mạc có máu kéo dài theo chiều dài của khí quản. Ngoài ra còn có thể xuất hiện viêm bề mặt niêm mạc đường hô hấp và viêm kết mạc. 

Bệnh tích xuất huyết khí quản, các mảng niêm mạc có máu kéo thành những vệt dài
Bệnh tích xuất huyết khí quản, các mảng niêm mạc có máu kéo thành những vệt dài

Trong các trường hợp bệnh ilt trên gà nhẹ hoặc giai đoạn đầu bùng phát, các phát hiện bệnh lý có thể chỉ giới hạn ở sưng kết mạc và xoang dưới ổ mắt.

Một số kĩ thuật phòng và chữa bệnh ilt trên gà

Phương pháp phòng bệnh và cách điều trị bệnh viêm khí quản truyền nhiễm ILT.

Cách thức phòng bệnh ilt trên gà

Việc đảm bảo an toàn sinh học nghiêm ngặt hỗ trợ rất nhiều trong việc phòng ngừa chống lại đa số những vi rút gây các bệnh thường xuyên trên gà. 

Cần thực hiện vệ sinh sạch sẽ các trang thiết bị và phương tiện đi lại để giảm thiểu nguy cơ mang vi rút từ bên ngoài vào khu vực chăn nuôi đàn gà. Không nên ra vào khu vực chăn nuôi quá nhiều lần vì dễ để cho mầm bệnh xâm nhập vào khu chăn nuôi.

Tránh nuôi tạp nham gà ở các lứa tuổi khác nhau để giảm thiểu nguy cơ truyền bệnh từ những con gà bị nhiễm bệnh hoặc đã được tiêm phòng sang gà con còn non nớt.

Phòng bệnh ilt ở gà
Phòng bệnh là cách tốt nhất để ngăn chặn bệnh ilt trên gà

Các chương trình kiểm soát và loại trừ dịch bệnh đối với ILT đã được thực hiện ở nhiều vùng. Thành công phụ thuộc rất nhiều vào sự hợp tác giữa những người chăn nuôi gia cầm để có thể xác định nhanh các ca bệnh, phối hợp di chuyển, sử dụng vắc xin thích hợp.

Việc làm sạch và khử trùng kỹ lưỡng các cơ sở chăn nuôi sau khi xảy ra dịch bệnh và tạm ngưng một khoảng thời gian trước khi tái chăn nuôi sẽ giúp loại bỏ sự tồn tại của vi rút gây bệnh ilt trên gà lưu thông.

Để gà luôn có một sức khỏe tốt, đề kháng mạnh thì bà con nên chú ý nhiều đến chế độ dinh dưỡng của chúng.

>>> Xem Thêm: Bệnh Ecoli Trên Gà – Tiết Lộ Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Cho Gà Chuẩn Nhất 

Cách điều trị và xử lý bệnh ILT trên gà

Vì bệnh ilt do vi rút Herpesvirus gây ra nên khuyến cáo bà con không sử dụng kháng sinh cho gà mắc bệnh. Thay vào đó nên dùng vacxin Mediavac ILT phòng bệnh cho gà định kì, chống mầm bệnh ILT trên gà.

  • Gà thịt và trống nên tiêm khi được 2 – 3 tuần tuổi.
  • Gà đẻ và gà giống: vùng xảy ra dịch ILT thấp, tiêm vaccine khi gà 10 – 16 tuần tuổi; ngược lại, vùng có ILT cao nên tiêm khi 6 – 7 tuần tuổi.
  • Tái chủng vaccine khi gia cầm 16 -17 tuần tuổi.
Cách điều trị bệnh ilt ở gà
Cách điều trị bệnh ilt trên gà – Vacxin Medivac ILT

Ngoài ra, có thể bổ sung cho gà các loại vitamin tổng hợp, khoáng chất, thuổc bổ trợ sức, trợ lực,…để gà nâng cao sức đề kháng, chống chịu lại các yếu tố gây bệnh.

Trên đây là bài chia sẻ các thông tin về Bệnh ilt trên gà Đá Gà BLV đã cung cấp cho bạn. Hy vọng bài viết giúp ích cho người dân trong quá trình chăn nuôi gà. Bên cạnh đó, bà con có thể xem thêm nhiều bài viết cũng như kiến thức liên quan tại trang web uy tín dagablv.com của chúng tôi. Nếu còn gì thắc mắc hay khó khăn thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp và đem về 1 đàn gà khỏe mạnh nhé.

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-da-ga-blv
Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-dagablv