Bệnh Lật Ngửa Trên Vịt – [Tiết Lộ] Phác Đồ Điều Trị Bệnh Lật Ngửa Trên Vịt Có 1 Không 2

Bệnh lật ngửa trên vịt là một trong những loại bệnh truyền nhiễm khá nguy hiểm và thường xảy ra ở mọi lứa tuổi của vịt. Vậy nguyên nhân của bệnh lật ngửa trên vịt là gì? Làm thế nào để điều trị bệnh lật ngửa trên vịt hiệu quả? Đá Gà BLV sẽ giúp anh em giải đáp hết mọi thắc mắc về căn bệnh lật ngửa trên vịt thông qua bài viết sau đây. Anh em hãy nhanh tay theo dõi bài viết bên dưới của chúng tôi nhé!

Nguyên nhân và dịch tễ học của bệnh lật ngửa trên vịt

Dưới đây là một số nguyên nhân và dịch tễ học của bệnh lật ngửa trên vịt mà anh em cần biết:

  • Vịt bị nhiễm virus Tembusu thuộc họ Flavivirus trong chi Flavachus.
  • Bệnh lật ngửa trên vịt bùng phát và là ổ dịch đầu tiên được phát hiện vào tháng 4 năm 2020 tại Trung Quốc.
  • Bệnh lật ngửa này thường xảy ra trên cả vịt đẻ trứng lẫn vịt giống.
  • Bệnh lật ngửa trên vịt lây lan với tốc độ nhanh và chủ yếu qua hệ hô hấp, hít hoặc nuốt phải vật bị truyền nhiễm hay thậm chí là do vật thể trung gian như muỗi.
  • Ngoài ra, bệnh lật ngửa trên vịt còn được lây qua thức ăn, nước uống, môi trường mất vệ sinh và thiết bị vận chuyển.
  • Đặc biệt, bệnh này còn gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng cho việc chăn nuôi vịt tại nhiều khu vực như: Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam.

>>> Xem Thêm: Tìm Hiểu Về Loài Chim Sâm Cầm Chuyên Dùng Để Tiến Vua Chúa Thời Xưa

Triệu chứng nhận biết bệnh lật ngửa trên vịt

Đá Gà BLV sẽ chia sẻ cho anh em được biết về một số triệu chứng giúp nhận biết được bệnh lật ngửa trên vịt như:

Bệnh lật ngửa trên vịt con

Phần lớn, vịt con thường có biểu hiện rất hay thường gặp như: tê liệt chân, mất thăng bằng và thậm chí ảnh hưởng đến thần kinh.

Bệnh lật ngửa trên vịt con thường xảy ra với những con vịt thuộc độ tuổi nhất định như: 16 ngày, 20 ngày, 25 ngày, 32 ngày hay 42 ngày tuổi.

Giai đoạn vịt con phát triển từ 2 đến 7 tuần tuổi được đánh giá là quan trọng nhất bởi chúng có sẽ gây thiệt hại cho vịt lên đến 85%.

Ngoài ra, vịt con bị lật ngửa còn có các triệu chứng nhận biết khác nhau như: chảy nước mũi, bỏ ăn cấp tính, tiêu chảy kèm phân xanh, lừ đừ và tỷ lệ khiến vịt chết lên đến 30%.

Triệu chứng nhận biết bệnh lật ngửa trên vịt con
Triệu chứng nhận biết bệnh lật ngửa trên vịt con

Bệnh lật ngửa trên vịt từ 2 tháng tuổi

Có thể nói, vịt từ 2 tháng tuổi trở lên mắc bệnh lật ngửa thường có các triệu chứng thường gặp như: lờ đờ, tiêu chảy, chán ăn cấp tính, chảy nước mũi, mất điều hòa và thường tách biệt khỏi đàn vịt, có hành vi chống đối xã hội.

Những con vịt trên 2 tháng tuổi nếu chẳng may nhiễm bệnh thì thường có tỷ lệ tử vong khoảng 30%. Tuy nhiên sau khi vịt khỏi bệnh thì sẽ mắc các dấu hiệu liên quan thần kinh như:  mất cân bằng, đầu ngoắc ra sau, đi diêu vẹo và phát triển kém.

Bệnh lật ngửa trên vịt sinh sản

Triệu chứng nhận biết lớn nhất của bệnh lật ngửa trên vịt sinh sản là: lượng thức ăn nhận được ít hơn và tỷ lệ trứng suy giảm đột ngột.

Ngoài ra, bệnh lật ngửa trên vịt sinh sản còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng như: buồng trứng bị xuất huyết, thoái hóa, ủ rũ, kém phát triển, chậm chạp, khả năng đẻ suy giảm và thậm chí nặng hơn có thể gây tử vong cho vịt.

Đặc biệt, thời gian phát bệnh và lây lan trên vịt tương đối nhanh chỉ trong khoảng 10 ngày.

Triệu chứng bệnh lật ngửa trên vịt sinh sản
Triệu chứng bệnh lật ngửa trên vịt sinh sản

Một số chủng virus liên quan đến bệnh lật ngửa trên vịt

Loại chủngGiống vật chủĐộ tuổi nhiễm bệnh ( ngày tuổi)Nơi trú ngụBệnh ghép
TC2BVịt16GanH5
SDSGVịt30GanH9
SDMSVịt16ÓcH5, H9
SDXTVịt đẻ210GanVG
SDLCVịt đẻ103GanH5
AHQYVịt đẻ160GanDT
SDDZVịt thịt36GanTHT
NMCZVịt thịt22GanDT

Bệnh tích của bệnh lật ngửa trên vịt

  • Não: Bắt đầu xuất huyết lấm tấm.
  • Lách: Bị sưng và đang dần hoại tử.
  • Tim: Đang dần bị thoái hóa và có dấu hiệu xuất huyết vằn hổ rất khác so với một số bệnh thường gặp trên vịt.
  • Gan: Sưng phù và đổi màu tùy vào độc lực của virus Tembusu và tích dịch vàng ở phần xoang bụng.
  • Tụy: Xuất huyết, sưng phù nề hay thậm chí hoại tử.
  • Dạ dày: Xuất huyết da dày tuyến và bong tróc nặng ở dạ dày cơ.
  • Ruột: Niêm mạc ruột của vịt có dấu hiệu xuất huyết diện rộng.
  • Buồng trứng: Viêm buồng trứng, xuất huyết nặng, thoái hóa, nang viêm trứng và thậm chí gây viêm phúc mạc do vỡ khiến vịt giảm khả năng đẻ.
Bệnh tích của bệnh lật ngửa trên vịt
Bệnh tích của bệnh lật ngửa trên vịt

Chẩn đoán bệnh lật ngửa trên vịt chuẩn xác

Dựa vào các triệu chứng lâm sàng, dịch tễ học và bệnh tích đặc trưng của bệnh lật ngửa trên vịt để chẩn đoán bệnh bằng sinh học phân tử rt-PCR, PCR.

Ngoài ra, anh em có thể tiến hành tìm kháng thể đặc hiệu có trong huyết thanh của vịt bằng cách xét nghiệm trong phòng thí nghiệm.

Quy trình điều trị và phòng bệnh lật ngửa trên vịt như thế nào?

Kỹ thuật điều trị bệnh lật ngửa trên vịt

Để có thể điều trị bệnh lật ngửa trên vịt thì anh em có thể thực hiện theo phác đồ mà dagablv.com đã chia sẻ phía dưới đây:

Giai đoạn từ 1 đến 2 ngày

Tên thuốc Hướng dẫn sử dụng Quy ướcThời gian
Innomoxcol 1501 g/10 kg thể trọngPha uống trực tiếpSáng
Sultrim Forte 2041 ml/10 kg thể trọngPha uống trực tiếpChiều
Cataxim 20ml1 ml/5 kg thể trọngTiêm chíchSáng
Synbiotic 1 kg /250 kg thức ănTrộn và cho ănSáng, Trưa, Chiều
Herbal Sup1 ml/5 kg thể trọngPha uống trực tiếpSáng hoặc Chiều
Catosal – ButaphosphanDùng theo hướng dẫnTiêm chíchSáng
Feather Plus1 ml/5 kg thể trọngPha uống trực tiếpSáng, Chiều
Probizyme1 g/10 kg thể trọngPha uống trực tiếpSáng, Chiều

Giai đoạn từ 3 đến 6 ngày

Tên thuốcHướng dẫn sử dụngQuy ướcThời gian
 Innomoxcol 1501 g/10 kg thể trọngPha uống trực tiếpSáng
Tomahawk Chick1 ml/10 kg thể trọngPha uống trực tiếpChiều
Immunosafe1 ml/5 kg thể trọngPha uống trực tiếpSáng, Chiều
Synbiotic1 kg / 250kg thức ănTrộn và cho ănSáng, Trưa, Chiều
Bromhexine Tỏi1 g/5 kg thể trọngPha uống trực tiếpTối
Feather Plus1 ml/10 kg thể trọngPha uống trực tiếpSáng
Probizyme  1 g/10 kg thể trọngPha uống trực tiếpSáng, Chiều

Kỹ thuật phòng tránh bệnh lật ngửa trên vịt

Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh lật ngửa trên vịt là gì? Để phòng tránh bệnh lật ngửa trên vịt thì anh em cần chú ý một số yếu tố cần thiết như sau:

  • Thực hiện và kiểm soát vệ sinh an toàn sinh học trong quá trình chăn nuôi vịt giống, vịt thịt hay vịt đẻ trứng.
  • Tiến hành phun sát khuẩn khu vực chăn nuôi vịt khoảng 2 lần mỗi tuần.
  • Thường xuyên phát quang cây cỏ, bụi rặm quanh khu vực chuồng nuôi vịt và khơi thông hệ thống cống nhằm hạn chế đọng vũng.
  • Nên phun thuốc diệt ruồi, muỗi, sâu bọ phía bên trong và xung quanh khu vực chuồng chăn nuôi.
  • Bổ sung thêm một số loại thuốc cần thiết nhằm tăng cường sức đề kháng cho đàn vịt như: chất điện giải, vitamin C, vitamin tổng hợp, khoáng chất, men tiêu hóa sống, thuốc tăng trợ lực, trợ sức.
  • Thực hiện nghiêm trong việc tiêm vacxin Tembusu để phòng bệnh lật ngửa trên vịt đẻ.
  • Bên cạnh đó, tốt nhất anh em nên cho vịt tiêm vacxin vào khoảng 7 ngày tuổi hay trước khi đẻ khoảng 1 tháng.
  • Đặc biệt, anh em nên chủ động trong việc đề điều trị dự bị cho vịt bằng kháng sinh, vitamin C, gluco mỗi khi thời tiết thay đổi.
Cách phòng bệnh lật ngửa trên vịt ra sao?
Cách phòng bệnh lật ngửa trên vịt ra sao?

Tổng kết

Chúng tôi đã chia sẻ tất tần tật về nguyên nhân và phác đồ điều trị bệnh lật ngửa trên vịt thông qua bài viết trên. Hy vọng anh em có thể tích lũy thêm nhiều kiến thức hữu ích để tìm ra hướng tốt nhất trong quá trình chăn nuôi đàn vịt khỏe mạnh. Ngoài ra, anh em có thể tham khảo thêm bài viết liên quan như: kiến thức gà chọi, bệnh gà chọi, chăn nuôi gà, gia cầm khác tại trang chủ dagablv.com nhé. Xem thêm: bệnh bại huyết ở vịt, bệnh rụt mỏ vịt,…

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-da-ga-blv
Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-dagablv