Bệnh rụt mỏ vịt là gì? Cách chữa ra sao để không bị tái phát

Bệnh rụt mỏ vịt là căn bệnh gì, có nguy hiểm đến vịt hay không? Bên cạnh các căn bệnh ở vịt như: bệnh bại huyết ở vịt, bệnh lật ngửa trên vịt, vịt bị bệnh bại chân,… bà con còn phải lưu ý thêm về căn bệnh rụt mỏ vịt con. Có thể căn bệnh này nghe khá lạ tai vì thế có lẽ cũng chưa biết cách xử lý. Để biết rõ hơn về căn bệnh rụt mỏ ở vịt và cách phòng bệnh cho vịt con, mời bà con cùng theo dõi bài viết của Dagablv.

Tìm hiểu về bệnh rụt mỏ vịt

bệnh rụt mỏ vịt
Bệnh rụt mỏ vịt

Tên tiếng Anh của căn bệnh này Derzsy’s, đây là bệnh về đường tiêu hóa trên các giống thủy cầm. Căn bệnh này rất nguy hiểm có tỷ lệ chết rất cao thậm chí toàn đàn nếu không kịp thời ngăn chặn, đặc biệt là ở vịt con hay ngan con.

Chủng virus Parvovirus ở thủy cầm chính là nguyên nhân gây bệnh rụt mỏ. Tuy nhiên chủng virus này trên vịt và trên ngỗng sẽ khác nhau. Ở ngỗng có khả năng đề kháng cao hơn ở vịt, nhất là ở giống vịt Xiêm thuần và vịt xiêm lai.

Còn chủng virus gây bệnh ở giống vịt khác như vịt Anh Đào hay vịt Bắc Kinh là một biến chủng khác.

Những loài thủy cầm thường là đối tượng tấn công của loại virus này. Ban đầu những trường hợp xuất hiện bệnh chỉ ở loài ngỗng và giống vịt xiêm. Về sau người ta bắt đầu phát hiện ra những giống vịt khác.

Đến năm 1971 ghi nhận lần đầu tiên xuất hiện căn bệnh rụt mỏ vịt trên giống vịt Bắc Kinh. 2015 thì có giống vịt Anh Đào được nuôi ở Trung Quốc.

Đặc biệt ở giống gà và các loài động vật có vú khác sẽ không mắc căn bệnh nguy hiểm này.

Căn bệnh rụt mỏ vịt phủ khắp châu Á – u, nước Nga. Ở Việt Nam cũng đã ghi nhận một vài trường hợp mắc bệnh này.

Đặc điểm của bệnh rụt mỏ vịt

Có những triệu chứng điển hình của bệnh rụt mỏ vịt mà người chăn nuôi cần phải biết để có cách điều trị kịp thời.

bệnh rụt mỏ ở vịt
Bệnh rụt mỏ ở vịt

Giai đoạn dễ mắc bệnh rụt mỏ vịt

Bệnh Derzsy’s mạnh hay nhẹ tùy theo từng độ tuổi của vịt. Đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất chính là vịt con và ngỗng con dưới 7 ngày tuổi. Nếu như mắc bệnh thì thường sẽ có tỷ lệ tử vong rất cao. Còn nếu như vịt lớn hơn khoảng 5 tuần tuổi thì tỷ lệ tử vong sẽ giảm đi nhiều mặc chỉ mắc thể mãn tính.

Con vật khi bị nhiễm virus sẽ thải ra một lượng lớn loại virus này thông qua chất thải. Và những con vật còn khỏe mạnh sau khi tiếp xúc với chất thải này cũng nhanh chóng bị nhiễm virus. Từ đó làm lây lan dịch bệnh rất nhanh.

Đường lây bệnh chủ yếu

Bệnh rụt mỏ vịt có thể truyền ngang từ vịt mắc bệnh qua con vịt khỏe mạnh. Trong phân vịt có lượng virus sẽ làm lây nhiễm cho những con vịt xung quanh thông qua đường tiêu hóa.

Truyền dọc thông qua việc đẻ trứng. Khi vịt mẹ bị nhiễm bệnh sẽ truyền mầm bệnh qua những quả trứng của mình. Virus bám trên bề mặt vỏ trứng sau đó lây cho vịt con khi chúng vừa nở. Đồng thời còn mang mầm bệnh vào trong môi trường ấp trứng.

Kháng thể rụt mỏ vịt
Kháng thể rụt mỏ vịt

Các biểu hiện thường thấy khi vịt bị rụt mỏ

Các dấu hiệu khác nhau của bệnh tùy thuộc vào độ tuổi của chúng.

Với thể cấp tính

Thường xảy ra khi vịt từ 0 – 7 ngày tuổi. Bệnh có thể tiến triển rất nhanh khiến vịt bỏ ăn, chỉ uống nước, tiêu chảy, bị viêm ruột, vịt chảy nước mắt, có trường hợp bị liệt chân không thể đi đứng. Khả năng có thể chết sau khoảng 5 ngày phát bệnh. Nếu như vịt bị nhiễm virus từ trong lò ấp thì tỷ lệ chết tới 100%.

Ở giai đoạn sau 1 tuần tuổi, mặc dù có thể nhiễm bệnh cao nhưng không gây chết nhiều như giai đoạn trước. Nhưng bà con không vì thế mà chủ quan bởi vì môi trường chăn nuôi bẩn cũng sẽ khiến bệnh thêm nặng hơn.

Bệnh rụt mỏ vịt thể mãn tính

Nếu như vịt con sống sót sau khi trải qua giai đoạn cấp tính thì chúng sẽ rơi vào giai đoạn mãn tính. Vịt lớn chậm, ít phát triển, không ăn mà chỉ uống nước, chân đi không vững thậm chí bị liệt. Vịt bị chảy nước mắt, nhìn thấy được lớp màng bao xung quanh vùng lưỡi và miệng. Phần lông quanh cổ sẽ bị rụng đi và lộ ra lớp da đỏ. Khoang bụng của vịt chứa nhiều dịch tiết khiến chúng khó chịu và đứng trong tư thế thẳng đứng.

bệnh rụt mỏ vịt
Bệnh rụt mỏ vịt

Các bệnh tích của bệnh rụt mỏ vịt

Mổ khám xác con vịt mắc bệnh ở thể cấp tính có phần tim màu nhợt nhạt hơn bình thường. Phần gan, lách, thận, tụy có dấu hiệu bị sưng và nghẽn.

Xác vịt bị thể mãn tính: phần cơ tim mềm và nhão, màng bao ngoài gan bị viêm, gan bị tắc nghẽn, phổi sưng phù. Phần xoang bụng bị đọng huyết, đường ruột bị viêm. Dấu hiệu xuất huyết ở phần ức và đùi.

Cách điều trị bệnh rụt mỏ vịt hiệu quả

Khi chọn những con vịt từ máy ấp trứng ra thì nên loại bỏ hết những con có dị tật ở mỏ, lưỡi thè ra, bị còi cọc,…

Một tin buồn là căn bệnh này hiện chưa có loại thuốc nào đặc trị cả! Tuy nhiên bà con có thể sử dụng các loại kháng sinh để ngăn chặn các loại bệnh thứ phát.

Bà con sử dụng loại thuốc kháng khuẩn Bio-Amcoli Plus hoặc loại thuốc Bio Tylodox Plus hay thuốc Bio-Enro C.

Đồng thời cho sử dụng thêm các loại vitamin để hỗ trợ đề kháng cho vịt, lông mọc lại bình thường. Bà con có thể tham khảo thuốc B. Complex, A.D.E,… Và Biotic để giúp cho các vi khuẩn có lợi trong đường ruột được ổn định, hỗ trợ sức ăn cho vịt.

Có cách phòng ngừa bệnh rụt mỏ vịt hay không?

Kháng thể rụt mỏ vịt HANVET
Kháng thể rụt mỏ vịt HANVET

Bà con không nên chủ quan bởi vì căn bệnh này hiện không có thuốc đặc trị. Biện pháp phòng bệnh là cách tốt nhất giúp hạn chế vịt bị rụt mỏ.

Như đã nói ở trên, vịt con là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh nhất. Bà con nên cẩn thận kiểm tra cho vịt mái cũng như bà con nên chọn mua giống ở trang trại uy tín.

Ngày tuổiLoại vacxin
1 – 3Cho vịt tiêm kháng thể viêm gan và Kháng thể rụt mỏ vịt. Liều lượng 0,5cc/ con
4 – 9Pha thuốc Ampicoli 1 gram/ lít nước uống trong 5 ngày liên tiế chủ yếu dùng để phòng tiêu hóa.
7 – 8Tiêm CNC Derzsy Live với liều lượng 0,5cc/ con.

Bên cạnh việc tiêm các loại vacxin thì người nuôi cũng cần quan tâm đến các kỹ thuật sau:

  • Bà con phải diệt trùng bằng các loại thuốc sát trùng cho máy ấp trứng, chuồng nuôi, ổ đẻ, lồng úm,.. thật kỹ. Bà con có thể dùng thuốc Formades hay dùng Bioxide.
  • Nếu như bầy vịt của bạn đã nhiễm bệnh rụt mỏ vịt thì tốt nhất không nên dùng để tạo giống tiếp theo.
  • Kể cả trứng vịt chuẩn bị ấp cũng không nên sử dụng để làm vịt giống.
  • Cần phân tách các lứa tuổi của vịt theo từng khu khác nhau.
  • Ngay khi thấy vịt có triệu chứng lạ thì cần phải đem đi cách ly riêng một khu.
  • Thực hiện biện pháp sát trùng cho khu chăn nuôi ngay khi thấy vịt bị bệnh rụt mỏ.
  • Lúc trở trời, người nuôi nên cung cấp các loại thuốc tăng cường sức đề kháng như: G MOX 500 hoặc BIO ENROFLOXACIN 10 %.
  • Không những thế bà con còn phải cung cấp thêm loại sinh tố từ thuốc Han Goodway hay sử dụng Permasol. Sử dụng cho vịt trong khoảng 5 ngày để bổ trợ sức khỏe.
  • Sau khi đã xuất bán rồi thì bà con cần phải dọn dẹp sạch chuồng trại. Diệt sạch mầm bệnh và để trống khoảng nửa tháng trước khi tiếp tục thả lứa mới.
Bệnh rụt mỏ ở vịt con
Bệnh rụt mỏ ở vịt con

Trên đây là những thông tin quan trọng về căn bệnh rụt mỏ vịt mà bà con phải đặc biệt chú ý. Nhất là ở giai đoạn mới mang vịt con về thì càng cần phải chăm sóc hết sức kỹ càng. Hy vọng với cách phòng bệnh và điều trị bệnh rụt mỏ vịt bà con sẽ trang bị được kiến thức chăn nuôi vịt tốt nhất để đối phó với căn bệnh này.

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-da-ga-blv
Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-dagablv