Chào Mào Má Trắng – Tiết Lộ Cách Chăm Sóc Và Huấn Luyện Chào Mào Hiệu Quả Nhất

Chào mào má trắng còn được hiểu nôm na là chim tơ hay chim chào mào còn non chưa trưởng thành. Và tất nhiên, để giống chào mào này có thể hót hay là 1 điều vô cùng khó khăn. Nếu anh em đang thắc mắc về cách chăm sóc cũng như cách huấn luyện chào mào tơ thì hãy tham khảo chi tiết bài viết dưới đây của dagablv.com nhé.

Chào mào má trắng
Chào mào má đỏ và má trắng

Sơ lược về loài chào mào má trắng

Thế nào là chào mào má trắng?

Chào mào má trắng hay chào mào tơ được hiểu đơn giản là những con chim bắt đầu rời tổ và hòa mình vào cuộc sống mới. Thực chất, giống chim này được dùng để nhắc đến những con chào mào chưa phát triển hoàn thiện về kích thước cũng như màu sắc lông. Sau 1 thời gian chào mào trưởng thành sẽ xuất hiện 1 vệt đỏ trên má để thay vào chỗ trắng của loài chào mào tơ.

Sự ra đời của chào mào má trắng

Chào mào má trắng sống tập trung ở những khu vực nhiệt đới như: Myanmar, Ấn Độ và chúng có nguồn gốc từ châu Á vào những năm 1758. Hiện nay, loài chào mào này cũng sinh sống ở Việt Nam tuy nhiên không nhiều do tình trạng săn bắt và khí hậu biến đổi tương đối cao.

Đặc điểm, tính cách và tập tính của chào mào má trắng

Đặc điểm nhận biết của chào mào má trắng

  • Chào mào má trắng sở hữu cái mỏ thẳng nhưng hơi cong nhẹ ở phần đầu nhằm giúp chào mào dễ dàng gắp thức ăn hơn.
  • Chim má trắng có nhúm lông mềm mượt màu trắng ở phần má.
  • Phần lông ở phía sau lông mang gam màu nâu cơ bản tuy nhiên lông ở phần bụng thì lại có màu trắng đục.
  • Đặc biệt, chào mào này còn có nhúm lông tơ màu hồng bên dưới phần lông đuôi dài màu nâu.
Đặc điểm nhận biết của loài chim chào mào má trắng
Đặc điểm nhận biết của loài chim chào mào

Tính cách của chim chào mào má trắng

  • Chào mào tơ sở hữu tính cách khá mạnh mẽ và trông vô cùng độc đáo. Cho nên, loài chào mào này rất thích hợp để thi đấu với các giống chào mào khác.
  • Phần lớn, chim chào mào thì hay nghịch ngợm, phá phách. Bên cạnh đó, loài chim chào mào má trắng thì rất năng động bởi chúng có thể bay nhảy cả ngày mà không hề mệt.
  • Tuy nhiên, loài chào mào này thì lại rất hiếu thắng, hung dữ và thậm chí còn tấn công ngay khi bị trêu chọc hoặc gặp nguy hiểm.

Tập tính sống của chào mào má trắng

Loài chào mào này thường có tập tính sinh sống riêng biệt và hay làm tổ trong bụi rậm. Tuy nhiên, chim chào mào này thường di cư theo đàn và tránh xa những khu vực đông đúc. Đặc biệt, vào giai đoạn sinh sản thì loài chim này thường dời tổ lên những khu vực cây cao và lá thưa.

Ngoài ra, loài chào mào má trắng rất dễ bị phát hiện bởi chúng có giọng hót khác đặc trưng. Dòng chào mào má trắng có tuổi thọ trung bình kéo dài hơn 11 năm nếu được chăm sóc đầy đủ.

Tập tính sinh sản của chào mào má trắng

Dòng chào mào này thường sinh sản chủ yếu trong khoảng tháng 12 đến tháng 5. Ban đầu, những con chim này sẽ tập trung chủ yếu ở phía Nam và di chuyển dần về khu vực phía Bắc.

Những con chào mào má trắng trống sẽ có 1 số hành động ve vãn bạn tình như: xòe đuôi, cúi đầu, rủ cánh. Và chào mào cái sẽ sinh sản trung bình khoảng 3 quả trứng vào mỗi kì sinh sản. Điểm đặc biệt, trứng chào mào có màu nhạt kèm theo nhiều đốm.

Tập tính sinh sản của chào mào má trắng
Tập tính sinh sản của chào mào

Thức ăn của chim chào mào má trắng là gì?

Chào mào má trắng là loài chim có thể ăn được vô số loại thức ăn tuy nhiên chúng thì lại rất thích hoa quả tươi, thực phẩm tanh, cám. Vì vậy, đá gà BLV sẽ bật mí cho anh em biết về 1 số loại hoa quả mà chào mào yêu thích như:

  • Chuối: Đây được xem là loại quả yêu thích của chào mào vì chuối có chứa nhiều vitamin và rất có ích cho hệ tiêu hóa của chúng.
  • Đu đủ: Đây là loại quả giúp lông của chào mào thay nhanh và mềm mại hơn.
  • Táo: Loại quả giúp chào mào má trắng khỏe mạnh, phát triển tốt hơn do trung hòa được lượng muối trong cơ thể.

Ngoài ra, những thực phẩm tanh như: cào cào, trứng kiến, sâu gạo, sâu tươi, châu chấu, giun  cũng được xem là nguồn dinh dưỡng giúp chào mào khỏe mạnh hơn đấy.

Tuy nhiên, tuyệt đối không cho chúng ăn các loại thịt sống như: gà, heo, bò vì rất có hại cho hệ tiêu hóa của chúng.

Thức ăn cho chào mào má trắng là gí?
Thức ăn cho chào mào má trắng là gí?

Kỹ thuật nuôi chào mào má trắng có 1 không 2

Kinh nghiệm lựa chọn chào mào má trắng đẹp

Đá gà BLV sẽ bật mí cho anh em 1 số cách giúp lựa chọn chào mào má trắng đẹp, hoạt bát và khỏe mạnh nhất:

  • Về kích thước:  Đây được xem là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình chọn giống chào mào má trắng bởi những con chào mào tơ còn chưa phát triển hoàn thiện.
  • Anh em nên lựa chọn những con chim chào mào được bắt bằng cách dùng bẫy.
  • Chọn những con chào mào má trắng có đặc điểm nổi bật như: mào trắng, chân trắng, cánh đốm, lông có màu đặc trưng.
  • Lựa những con chào mào có dáng đứng thẳng, hoạt bát, chạy nhảy nhanh nhẹn và hay đấu đá để giành lãnh thổ, vị trí đứng.
  • Chọn những con chào mào má trắng có cái mào dựng đứng, mắt to, đầu to, má trắng và thậm chí là phần ức có lông màu đen.
  • Tốt nhất, anh em có thể lựa chọn những con chào mào sở hữu điểm đặc trưng như: họng bò, mũi lân, hót nhiều âm tiết, hót nhỏ và chéc.
  • Tuyệt đối không lựa những con chim có phần mào cụp về sau, đầu co rút lại, tư thế đứng như nằm vì sẽ tốn công sức và thời gian nuôi chúng đấy.

Cách lựa chọn và nhận biết chào mào má trắng trống mái

Về giọng hót của chào mào má trắng

  • Chào mào má trắng trống thường có giọng hót to cùng âm cuối gắt, vang và tất nhiên chúng có thể hót được rất nhiều giọng khác nhau.
  • Chào mào má trắng mái chỉ xổ bọng được khoảng 4 âm và giọng hót thì không cao, gắt như chào mào trống.

Về ngoại hình của chào mào má trắng

  • Chào mào má trắng trống: Những con trống sẽ có thân hình to, đuôi dài, mắt dài, mào cao cùng phần lông cánh dài tận 9cm so với chim mái. Bên cạnh đó, chào mào trống còn sở hữu cái đầu to, mỏ dài, dáng đi nhanh nhẹn, vẻ ngoài hung dữ và phần lưỡi thì có tối thiểu 2 chấm đen.
  • Chào mào má trắng mái: Những con chim mái thường sở hữu mào thấp, thân hình nhỏ, người ngắn, đuôi ngắn, lông cánh ngắn, mắt tròn hơn so với chào mào trống. Bên cạnh đó, chào mào má trắng có dáng đi chậm chạp, cụp người, đầu nhỏ, mỏ ngắn và phần lưỡi chỉ có tối đa 2 chấm đen mà thôi.
Phân biệt chào mào trống và chào mào mái
Phân biệt chào mào trống và chào mào mái

Cách nuôi thuần chim chào mào má trắng

Chào mào má trắng được đánh giá là dòng chào mào dễ nuôi và dễ thuần hơn so với những con bỗi đã trưởng thành. Cho nên, anh em nên lựa chọn sẵn 1 cái lồng kèm theo khăn che trên lồng. Sau đó, anh em từ từ thả chào mào vào lồng và để sẵn nước, nửa quả chuối để chúng tự ăn khi đói.

Do chào mào má trắng lần đầu mới vô lồng nên còn hơi nhát, e sợ vì thế anh em cần phủ khăn và để lại 1 chút ánh sáng trong lồng. Bởi việc che khăn sẽ giúp chào mào má trắng hạn chế tình trạng tông đầu vào lồng nuôi.

Sau khoảng 3 ngày thì anh em sẽ vén khăn lên và bổ sung thêm 1 số thực phẩm cần thiết cho chào mào như: rau xanh, cám.

Tiến hành tắm nắng và tắm nước cho chào mào má trắng khoảng 3 lần 1 tuần. Tốt nhất, nên để chào mào tơ tắm chung với chào mào trưởng thành để chúng có thể học hỏi theo nhé.

Kỹ thuật luyện giọng cho chào mào má trắng hay nhất

  • Trong quá trình huấn luyện giọng cho chào mào má trắng thì anh em cần thật kiên trì, nhẫn nại bởi chúng là những con chào mào tơ và chưa trưởng thành.
  • Ban đầu, anh em nên chuẩn bị sẵn 1 con chào mào bậc thầy tuy nhiên phải có tư chất tốt, giọng hót hay và căng lửa nhằm giúp chào mào má trắng học hỏi nhanh hơn.
  • Tốt nhất, anh em nên để lồng chào mào bậc thầy bên cạnh chào mào má trắng trong quá trình tắm nắng để chúng có thể học cả giọng lẫn nết.
  • Để luyện giọng cho chào mào tơ đến khi trưởng thành anh em cần thời gian tương đương khoảng 5 tháng. Tuy nhiên, anh em cần chú ý đến quan sát và điều chỉnh kịp thời quá trình chăm sóc và thuần chim tơ ngày từ đầu.
Huấn luyện giọng cho chim chào mào
Huấn luyện giọng cho chim chào mào

Các tật xấu trong quá trình nuôi chào mào má trắng

Chào mào hay tự mổ chân, cắn cánh, phá đuôi

Nguyên nhân khiến chào mào có tật xấu này là do anh em không vệ sinh sạch sẽ lồng nuôi. Hay thậm chí là không cho chào mào má trắng tắm nước và tắm nắng khiến chào mào bị ngứa ngáy do ký sinh trùng kí sinh.

Cho nên, anh em nên thường xuyên cho chào mào tắm nắng vào lúc 9h30 sáng và tắm nước nhiều hơn. Bên cạnh đó, việc vệ sinh lồng nuôi chào mào thường xuyên cũng là điều nên làm.

Chào mào hay ăn phân của bản thân

Nếu chẳng may những con chào mào má trắng tự ăn phân của chính bản thân thì chứng tỏ chúng đang bị thiếu các khoáng chất do trong phân có chứa phốt pho và ni tơ.

Vì thế, nếu chào mào mắc phải tình trạng trên thì anh em cần đến ngay cửa hàng thú y để mua khoáng chất tổng hợp và trộn chung với thức ăn của chào mào để chấm dứt tình trạng tự ăn phân.

Tật xấu của chim chào mào tơ
Tật xấu của chim chào mào má trắng

Chào mào bu trên nóc và góc

Do lồng nuôi chào mào má trắng quá hẹp , bị bí do để sát góc tường hoặc chào mào tơ bị căng thẳng.

Cách tốt nhất chính là anh em nên cho chào mào vào cái lồng tập lực có kích thước lớn nhằm giúp chúng tha hồ bay nhảy trong vài tháng và sau đó cho vào lồng nuôi lại.

Trong trường hợp nhà anh em không có lồng như thế thì có thể cho chào mào vào lồng vuông và bắt bốn cầu bốn góc. Tuy nhiên, vị trí cầu nên để cao và  gần nóc nhằm giúp chúng không thể bu vào khoảng trống nóc.

Có nên nuôi chào mào má trắng hay không?

Đá gà BLV sẽ đưa ra 1 số lí do cho thấy anh em nên nuôi chào mào má trắng này nhé:

  • Chào mào tơ rất dễ thuần hơn so với những con chào mào bồi già.
  • Anh em có thể ép giọng vùng miền cho dòng chào mào má trắng.
  • Ngoài việc thuần nhanh hơn chúng còn có thể tập đi chơi giàn tốt hơn.
  • Cách nuôi và chăm sóc chào mào tơ cũng tương đối đơn giản và dễ dàng hơn so với những con chào mào trưởng thành.

Kinh nghiệm bẫу chào mào má trắng

Với những con chào mào bẫy đấu: thì anh em chỉ việc lựa chọn những con chim mồi bình thường bởi chào mào má trắng phần lớn sẽ không dám vào đấu. Tuy nhiên, trong khi bẫy cần chuẩn bị thêm 1 ít trái cây trên lụp như: cà chua, trái ráy, chuối. Để thu hút dòng chim này vì chúng sẽ bay vào bất chấp khi phát hiện có trái cây.

Ngoài ra, anh em nên sử dụng thêm vài cầu phụ không lá xung quanh lồng mồi và bôi thêm keo chuyên dùng để bẫy chim thì sẽ chắc chắn bẫy được chào mào.

Kỹ thuật bẫy chim chào mào có 1 không 2
Kỹ thuật bẫy chim chào mào có 1 không 2

>>>> Vẹt Cockatiel – Tiết Lộ Những Điều Mà Bạn Nên Biết Về Loài Vẹt Cockatiel

Giá chào mào má trắng là bao nhiêu?

Hiện nay, chào mào má trắng có giá thành tương đối ổn tuy nhiên giá sẽ tùy thuộc vào 1 số yếu tố như: màu lông đặc sắc, kích thước, chất giọng. Anh em hãy cùng tham khảo bảng giá bên dưới nhé:

Chào mào má trắng ( tơ )80.000 – 200.000 / con
Chào mào má trắng, chân trắng500.000 – 700.000 / con
Giá chào mào má trắng hiện nay

>>>>> Chim Trĩ Đỏ – [ Ngỡ Ngàng ] Kỹ Thuật Nuôi Chim Trĩ Đỏ Có 1 Không 2 Dành Cho Bà Con

Tổng kết

Trên đây là tất tần tật những thông tin mà đá gà blv đã chia sẻ với anh em về dòng chào mào má trắng. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức vô cùng hữu ích dành cho tất cả anh em trong cách chăm sóc và huấn luyện loài chim chào mào này. Nếu anh em còn có gì thắc mắc thì hãy để lại bình luận bên dưới bài viết của chúng tôi nhé.

>>>> Có Gì Đặc Biệt Ở Giống Vẹt Nam Mỹ Chuyên Dành Cho Giới Thượng Lưu?

>>>> Vẹt Cockatoo – Bật Mí Đặc Điểm Nhận Biết Và Khả Năng Có 1 Không 2 Của Loài Vẹt Cockatoo

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-da-ga-blv
Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-dagablv