Kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp sinh sản cho năng suất cao

Kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp sinh sản chuẩn nhất. Hiện nay, nhiều bà con lựa chọn nuôi chim bồ câu Pháp với quy mô lớn để làm nguồn thu nhập chính trong gia đình. Vậy làm cách nào để chăm sóc, phát triển con vật nuôi này một cách hiệu quả nhất. Bài viết sau đây Đá Gà Bình Luận Viên sẽ giới thiệu tới mọi người kiến thức cơ bản về kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp sinh sản đạt năng suất cao.

Cách lựa chọn giống bồ câu Pháp chất lượng

Kỹ thuật nuôi bồ câu pháp sinh sản
Kỹ thuật nuôi bồ câu pháp sinh sản

Bồ câu Pháp là giống chim ngoại giống như bồ câu vua, có kích thước lớn hơn bồ câu ta và nhỏ hơn bồ câu vua một chút với dáng đi vểnh đuôi. Lựa chọn giống chim đạt tiêu chuẩn cũng là việc làm cần thiết trong kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp sinh sản. Khi chọn chim giống cần lưu ý các điểm sau:

  • Nên chọn bồ câu đã được ghép đôi gồm một trống một mái.
  • Cách nuôi bồ câu ra ràng chọn con khỏe mạnh, lông bụng dày mượt, đuôi nhọn, mỏ xẻ, lanh lợi.
  • Chim trống thì lựa con đầu to, hai xương chậu có khoảng cách hẹp, biết gù mái, vòng cườm cổ phình to.
  • Bồ câu mái chọn con xương chậu rộng, lông mượt, đầu nhỏ.
  • Tìm mua giống ở những cơ sở có uy tín, hoặc những đơn vị có thể cung cấp đầy đủ giấy tờ chứng minh về nguồn gốc xuất xứ.

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp sinh sản 

Bồ câu có sinh trưởng và phát triển tốt thì cần đáp ứng đủ điều kiện về môi trường sống, thức ăn, chuồng trại…Loài chim này rất dễ nuôi, chi phí không quá tốn kém. So với mô hình thả rong thì nhiều người lựa chọn nuôi nhốt trong chuồng. Dưới đây là một số kỹ thuật nuôi bồ câu pháp sinh sản cần lưu ý.

Thiết kế chuồng trong kỹ thuật nuôi bồ câu pháp sinh sản

Nuôi chim bồ câu nhốt chuồng
Nuôi chim bồ câu nhốt chuồng – Cách làm chuồng nuôi bồ câu thả

Bồ câu Pháp là loài chim ưa ánh sáng, nơi ở của chúng cần khô thoáng, sạch sẽ, tránh ồn ào, che chắn gió cẩn thận. Cần lưu ý kỹ thuật nuôi bồ câu pháp sinh sản với những yếu tố sau đây khi làm chuồng:

  • Kích thước của chuồng phải phù hợp, tùy theo số lượng ô để thiết kế hợp lý nhất. Vật liệu thường dùng như tre, gỗ, khung thép bao lại bằng lưới.
  • Kích thước mỗi ô cần đáp ứng đủ không gian cho chim sinh hoạt, vận động, ăn uống. Các ô nên xếp chồng lên nhau để tiết kiệm diện tích.
  • Làm thêm mái che để tránh nắng mưa.
  • Nên thiết kế hai ổ cho chim để thuận tiện sinh con.
  • Nên chuẩn bị máng ăn, máng uống cho chim đầy đủ. Nên chọn máng bằng nhựa dẻo hoặc chất liệu mềm tương tự nhựa. Điều này nhằm mục đích tránh gây tổn thương cho bồ câu.

Chọn con giống bồ câu Pháp

Cần quan sát con giống thật kỹ càng trước khi mua chúng về, bởi vì chỉ khi có con giống khỏe mạnh thì lúa bồ câu mới phát triển tốt nhất. Tránh vì ham rẻ mà mua “hàng đểu” trôi nổi bên ngoài kém chất lượng.

Kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp sinh sản cần chọn chim bồ câu giống phải lanh lợi, khỏe mạnh, mắt sáng, không có bị tật gì, biết gù mái,..

Ở chim trống có hình dạng đầu to, mình to, có mỏ ngắn, phản xạ gù nhiều, bản tính hung dữ hơn con mái.

>>>>> Bồ câu đuôi quạt – Giống bồ câu cảnh đẹp miễn chê giá lại rẻ

Cách nuôi dưỡng, chăm sóc bồ câu 

Kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp sinh sản khi chim bồ câu được 6 tháng thì bắt đầu ghép đôi với nhau chuẩn bị cho mùa sinh sản. Mỗi đôi nhốt riêng vào 1 chuồng.

Lựa chọn giống bồ câu Pháp sao cho đạt chuẩn chất lượng
Lựa chọn giống bồ câu Pháp sao cho đạt chuẩn chất lượng

Đặc điểm sinh sản của bồ câu là chúng sinh sản liền tù tì trong một năm và ngưng khoảng 2 tháng để bắt đầu thay lông. Mỗi lần chúng đẻ 2 quả và cứ cách nhau 1 ngày; sau khi ấp được 17 – 18 ngày trứng sẽ nở.

Nơi sinh sản của bồ câu dùng rơm khô để lót ổ. Điều kiện nơi ấp trứng cần yên tĩnh ít ánh sáng và tầm nhìn kém. Những đôi chỉ nở 1 con thì ghép nuôi vào những ổ 1 con khác cùng ngày nở để số lượng 3 con/ổ. Đặc biệt nhớ lót ổ thường xuyên 2-3 ngày/lần để khi chim non 7-10 ngày thì có thể cho ổ thứ 2 vào.

Khi đàn con được khoảng 15 ngày thì chim mẹ sẽ bắt đầu đẻ tiếp. Môt con bồ câu mái có thể sinh sản đến 10 năm, tuy nhiên tỷ lệ trứng ngày càng giảm đi. Cho nên chỉ khoảng 5 năm khi thấy chim đẻ ít là người ta bắt đầu thay cặp chim mới.

Chuẩn bị thức ăn

Kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp sinh sản cho năng suất cao hay không còn được quyết định ở cách cung cấp đồ ăn cho chúng. Nguồn thức ăn chủ yếu của con vật này là các loại hạt như: đậu, thóc, ngô… xay nhỏ, đậu phải được rang chín để chúng dễ tiêu hóa.

Việt Nam là nước nông nghiệp nên đồ ăn này cực dễ tìm và giá thành rất rẻ. Ngoài ra, các bạn có thể bổ sung các loại cám dạng viên tổng hợp khác dành cho chim.

Kỹ thuật nuôi bồ câu pháp sinh sản theo ô
Kỹ thuật nuôi bồ câu pháp sinh sản theo ô – Mô hình nuôi bồ câu trong nhà

Nên có chế độ ăn cho bồ câu, ăn theo khung giờ nhất định để hình thành thói quen cho chúng. Thức ăn cần bảo quản nơi khô thoáng, tránh ẩm mốc. Cung cấp đủ nước, thay nước thường xuyên, không nên để bồ câu uống nước bẩn rất dễ mắc bệnh.

Bồ câu đẻ mấy trứng? Kỹ thuật nuôi bồ câu pháp sinh sản mắn đẻ, nên cho chúng ăn thêm cám công nghiệp của gà đẻ. Thông thường bồ câu đẻ 2 trứng/lần. Kinh nghiệm nên cho ăn 100gram/ cặp/ ngày theo tỷ lệ ngô : cám là 1 : 1. Mỗi ngày cho ăn 2 cử vào lúc 8 giờ sáng và 3 giờ chiều.

Khi trọng lượng bồ câu đạt 0,35-0,4 kg tầm 20-21 ngày thì tiến hành cho chúng ăn ngô(80%)+ đậu xanh(20%).

Chim vừa được 28-30 ngày tuổi thì tách chúng ta khỏi mẹ đưa về nuôi riêng nên cần bổ sung kháng sinh và vitamin để sức khỏe chúng được nâng cao.

Phòng bệnh cho chim bồ câu Pháp

Một trong những lưu ý trong kỹ thuật nuôi bồ câu pháp sinh sản là việc phòng bệnh cho bồ câu Pháp.

Chuồng trại cần vệ sinh thường xuyên, xử khuẩn định kỳ ngăn ngừa dịch bệnh, nhất là ở bồ câu ra ràng. Đồ ăn cũ thừa trong khay nên loại bỏ, vệ sinh máng ăn, máng uống sạch sẽ 3 lần/ tuần.

Dọn ổ, thay ổ mới theo quy trình để tạo môi trường tốt nhất cho chim phát triển. Sử dụng thuốc kích đẻ cho bồ câu để chúng sinh sản nhanh hơn, cho năng suất cao.

Bồ câu là loài chim có sức đề kháng tốt, tuy nhiên để phòng tránh dịch bệnh thì bà con nên tiêm vacxin cho chim 3 lần/ năm.

Ngăn cách chuồng tránh xa các nguồn xâm hại như: chó, mèo, rắn, chuột… Khi phát hiện bồ câu mắc bệnh cần liên hệ các cơ sở chăn nuôi uy tín để được tư vấn loại thuốc thích hợp.

Sử dụng các loại thuốc phòng bệnh Ecoli và ILT cho bồ câu mỗi tháng 1 lần: Five – Amoxcin + Vacxin ILT- Laringo trộn vào thức ăn hay pha với nước uống.

Kỹ thuật nuôi bồ câu pháp ăn gì?
kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp sinh sản – phòng bệnh

Thời gian xuất chuồng của bồ câu

Bồ câu sau khi sinh được 22 ngày tuổi thường được gọi là chim ra ràng hay cu ra ràng. Trọng lượng của chúng đạt 400 -600 g/con. Bắt đầu từ thời điểm này chim có thể xuất chuồng.

Vì thịt chim thơm, mềm và ngọt nên có thể dễ dàng bán cho người tiêu dùng để ăn và làm giống. Chim thường được mua trong thời gian trên 22 ngày tuổi và dưới 30 ngày tuổi để chim có thể thích nghi với môi trường sống mới.

Theo nhiều người nuôi thì nuôi bồ câu bỏ 2 đồng có thể lãi 1 đồng nên nếu ai đang có ý định nuôi bồ câu thì tham khảo ngay nhé!

Bài viết này đã mang đến cho mọi người những kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp sinh sản đạt hiệu quả cao mà chúng tôi đã tổng hợp được. Mong rằng cách nuôi bồ câu nhanh đẻ với lượng thông tin chúng tôi mang đến sẽ giúp bà con không gặp nhiều khó khăn khi nuôi dưỡng, chăm sóc loài chim này. Đừng quên truy cập vào website https://dagablv.com để biết thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé! 

>>>> Bồ Câu Sư Tử – Giống Bồ Câu Quý Tộc Hàng Hiếm Tại Việt Nam

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-da-ga-blv
Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-dagablv