Bệnh bại huyết ở vịt là gì? Trong nghề chăn nuôi gia cầm có nhiều căn bệnh mà bà con cần phải chú ý. Khi chăn nuôi vịt cũng vậy, có những căn bệnh buộc người nuôi phải chú ý như: bệnh lật ngửa trên vịt, vịt bị bệnh bại chân,…. và đặc biệt chú ý là bệnh bại huyết ở vịt. Vậy bà con đã biết nguyên nhân và cách điều trị căn bệnh này như thế nào? Bài viết này chúng tôi sẽ mang đến nguyên do và cách điều trị bệnh bại huyết trên vịt.
Tìm hiểu về căn bệnh bại huyết ở vịt
Nguyên nhân gây ra bệnh bại huyết ở vịt chính là khuẩn Riemerella anatipestifer thuộc gram âm. Chúng có thể lây trực tiếp từ con bệnh qua con khỏe hoặc lây lan gián tiếp, đặc biệt là vịt đã bị thương ở lớp da hoặc lông bị hư hỏng.
Sau những ngày mưa bão liên tục thì bệnh bại huyết ở vịt thường sẽ xuất hiện. Đặc biệt ở mọi lứa tuổi vịt đều có thể mắc bệnh chứ không riêng gì vịt lớn hay nhỏ. Tuy nhiên với những con vịt con lứa tuổi từ 7 – 56 ngày tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh nhất.
Bệnh bại huyết ở vịt này được xem là một dạng truyền nhiễm cấp tính, có khả năng làm lây lan trên diện rộng. Với vịt con sẽ có tỷ lệ chết cao hơn vịt trưởng thành. Bệnh bại huyết ở vịt chủ yếu xảy ra ở vịt và ngan, với các giống gia cầm khác như ngỗng hay gà tây thì ít bị hơn.
Đi đôi với bệnh bại huyết ở vịt thường có bệnh kế phát là nhiễm khuẩn E.Coli làm tỷ lệ chết đàn cao hơn.
Bệnh bại huyết ở vịt lây lan trực tiếp thông qua đường hô hấp hoặc gián tiếp qua hệ tiêu hóa, lây lan qua các vết thương ở da của con vật.
Nhận biết bệnh bại huyết trên vịt
Căn bệnh nào cũng có những dấu hiệu để nhận biết riêng biệt, bà con nên quan sát những hành động, cử chỉ của vịt để ngay lập tức phát hiện ra hình tình của chúng như thế nào.
Vịt mắc bệnh ở thể cấp tính
Con vật không có biểu hiện gì rõ rệt mà lăn đùng ra chết đột ngột. Tỷ lệ chết cũng vô chừng, có thể chỉ là 10% hoặc có thể lên đến 100% cũng không chừng nếu như vịt còn mắc thêm bệnh tụ huyết trùng hoặc bệnh e coli trên vịt.
Bệnh bại huyết ở vịt thể mãn tính
Con vật mắc bệnh bại huyết ở vịt sẽ sốt cao, không ăn, đứng ủ rũ, thường xuyên bị chảy nước mắt/ nước mũi,… Đồng thời vịt bị khó thở và thường cố gắng rướn cổ lên để thở.
Quan sát chất thải của vịt có màu xám xanh bất thường. Phần đầu của vịt thì bị sưng phù lên, run rẩy, di chuyển thì đầu lắc lư không vững. Chân của vịt thì không đứng vững, đi khập khiễng hoặc đi vòng tròn.
Con vật bị viêm khớp khó mà di chuyển cho nên chúng thường nằm bẹp một chỗ, chân duỗi thẳng ra sau. Bộ lông không còn óng mượt mà trông rất xơ xác, dính bẩn, rụng lông nhiều.
Khi bị cái gì đó kích động thì chúng bỏ chạy một cách loạng choạng không vững. Có thể lập tức té ngã hoặc ngửa đầu vào ngoẻo sang một bên, đôi chân quơ quào trên không. Nếu đi bơi thì chúng chỉ bởi thành vòng tròn chứ không bơi theo đường thẳng.
Với những con vịt mái, phần ống dẫn trứng bị viêm nhiễm và chứa nhiều dịch vàng bên trong.
Mổ khám xác vịt bị bại huyết
Xác vịt khi mổ khám sẽ có những dấu hiệu như sau:
- Quan sát phần màng bao của tim và phần bề mặt của gan sẽ thấy có những sợi huyết bao quanh. Màng tim có màu trắng đục phủ nhiều fibrin. Phần cơ tim và màng tim xuất hiện sự viêm dính và có những dấu vết xuất huyết.
- Phần gan của con vật sưng to có màu trắng đục và có lớp fibrin phủ quanh, gan không có hiện tượng dính vào các cơ quan khác.
- Lá phổi của vịt bị sưng viêm xung huyết.
- Khuẩn Riemerella anatipestifer có thể xâm nhập vào hệ thần kinh của con vật và gây ra tình trạng viêm não, bại não.
- Khi ở giai đoạn cuối, các cơ quan của con vật bị phủ hoàn toàn bằng lớp fibrin.
Cách điều trị bệnh bại huyết ở vịt từ chuyên gia
Sau khi xác định được vịt đã mắc bệnh bại huyết thì cần phải ngay lập tức điều trị bệnh để hạn chế tình trạng lây lan dịch bệnh. Bà con cần phải nắm rõ các bước xử lý bệnh bại huyết ở vịt để tránh tái phát bệnh về sau.
Khử trùng sát khuẩn khu chuồng trại
Bà con nên xây dựng hàng rào bao bọc xung quanh khu chăn nuôi. Đem những con bệnh cách ly khỏi đàn để điều trị riêng và tránh là lây lan thêm cho những con khác.
Bên ngoài khu chăn nuôi thì rải vôi bột xung quanh và lối đi một lớp khoảng 2cm và rộng 1,5m. Cách này để hạn chế thêm các mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào.
Chuồng nuôi không nên quá chật và quá nóng sẽ khiến bệnh tình thêm trầm trọng hơn.
Dùng thuốc sát trùng Bestaquam-S theo liều lượng hướng dẫn, khử trùng khoảng 2 lần/ tuần.
Xử lý các loại khí độc như H2S, NH4… bằng loại thuốc Ecotru hòa với nước theo như hướng dẫn.
Thuốc đặc trị bại huyết ngan vịt
Bà con sử dụng những loại thuốc kháng sinh thích hợp để điều trị bại huyết cho vịt. Bà con có thể chọn những phác đồ sau điều trị cho vịt của mình.
Cách 1
Sử dụng kháng sinh Ceftifen Inj kết hợp với Catovet Inj và Anagin 30% chống sốt. Các loại thuốc này sử dụng theo tỷ lệ 1:1:1. Với 1ml thuốc đã pha theo công thức thì sử dụng cho 1,5kg thể trọng vịt trong liên tục 3 ngày.
Cho vịt mau hồi phục thể trạng thì sử dụng thêm loại Bio Amoxcoli cho 700kg thể trọng vịt. Sử dụng 2 lần/ ngày và liên tục trong 5 ngày.
Cách 2
Với phác đồ điều trị này bà con sử dụng thuốc Paxxcell 4 gram cùng với thuốc Bio Metasal và Anagin 30%.
Pha hỗn hợp thuốc theo tỷ lệ đã chỉ định sau đó tiêm cho vịt. Cứ mỗi 1ml thuốc sẽ tiêm cho khoảng 2kg thể trọng vịt trong liên tục 3 ngày.
Tăng lực cho vịt bằng cách cho vịt sử dụng thêm Amox Coli WSP, sử dụng theo liều lượng hướng dẫn và dùng trong 5 ngày liên tục.
Cách 3
Phác đồ thứ 3 chính là sử dụng Linspec 5/10 cùng loại Bio Metasal và Anagin 30% với phần tỷ lệ 1:1:1.
Dùng 1ml thuốc đã phối trộn cho 1kg thể trọng vịt và dùng trong 3 ngày liên tục.
Sau khi đã tiêm xong 3 ngày thì sử dụng thuốc GENTADOX W.S.P, với 100 gram sẽ dùng cho 700kg thể trọng. Cho dùng trong liên tục 3 ngày.
Cho dù bà con sử dụng bất cứ phác đồ nào trong 3 cách trên thì cũng cần phải bổ sung thêm vitamin tổng hợp, thuốc giải độc gan cho vịt tăng sức đề kháng.
Phương pháp phòng bệnh bại huyết ở vịt
- Không nên để đàn vịt xảy ra dịch bệnh bại huyết ở vịt rồi mới tìm cách xử trí. Hãy nắm thế chủ động phòng bệnh trong khu chăn nuôi.
- Chuồng nuôi: phải được xây dựng đúng kỹ thuật đồng thời đảm bảo được mật độ chăn nuôi. Hạn chế cho các động vật hoang dã xâm nhập vào khu chăn nuôi.
- Xung quanh khu chăn nuôi cũng nên thường xuyên phát quang bụi rậm, rải vôi bột để khử trùng.
- Trong chuồng nên có lớp độn chuồng sạch và được thay thế mỗi ngày. Không sử dụng loại chất độn chuồng quá cứng hoặc sắc bén vì có thể làm cho vịt bị thương.
- Thường xuyên quan sát bầy vịt của mình, nhất là khi vịt con mới mang về.
- Tiêm phòng vacxin đầy đủ để hạn chế dịch bệnh bại huyết ở vịt xảy ra.
Dagablv đã tập hợp đầy đủ những thông tin về căn bệnh bại huyết ở vịt để cho bà con đang chăn nuôi loại gia cầm này có thể tìm hiểu. Với thể trạng cấp tính có thể khiến cho vịt chết hàng loạt nếu không kịp xử lý. Như vậy, để hạn chế tình trạng này bà con nên chủ động tiêm ngừa và thực hiện các biện pháp phòng bệnh trong chăn nuôi. Đảm bảo được năng suất của đàn vịt.
- Website: dagablv.com
- Fanpage: dagatructiep
- Email: [email protected]