Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà – Những điều mà các anh em sư kê nên biết

Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà còn được người nuôi gà xem đây là 1 căn bệnh sốt rét ở gà và vô cùng nguy hiểm nếu như những chú gà bị nhiễm chưa kịp điều trị. Bên cạnh đó, khi gà bị nhiễm bệnh thì tỷ lệ sinh sản cũng như sự phát triển của gà rất kém hay thậm chí còn ảnh hưởng đến mạng sống của những bé gà đấy nhé.

Nếu các bạn đang lo lắng về căn bệnh ký sinh trùng máu ở gà thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi tại trang dagablv.com. Để tìm hiểu cũng như nắm rõ hơn về cách điều trị và phòng chống bệnh cho cả 1 đàn gà. Các bạn hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của dagablv nhé.

Kiến thức sơ lược về bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà

Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà
Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà là gì – Trị bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà

Mức độ và khả năng lây nhiễm của bệnh

Có thể nói đây là 1 trong những căn bệnh ở gà có tốc độ truyền nhiễm trong cùng 1 đàn gà là vô cùng thấp. Tuy nhiên, nếu như có bất kỳ 1 chú gà nào nhiễm bệnh thì lại gây hậu quả vô cùng to lớn dành cho những người chăn nuôi gà. Tất nhiên những chú gà nhiễm bệnh sẽ mất đi khả năng miễn dịch, thiếu máu và thậm chí là gà sẽ bị tử vong.

Tỷ lệ lây nhiễm bệnh tương ứng với độ tuổi của gà

Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà có tỷ lệ lây lan cho gà nhỏ là khoảng 75% và gà trưởng thành là khoảng 30%. Phần lớn khi gà nhiễm bệnh thì khả năng sinh sản sẽ giảm xuống 25% và khiến nhà nông lỗ gần 25 triệu cho mỗi tháng đấy nhé.

Môi trường lây nhiễm bệnh

Có thể nói đây là 1 trong những căn bệnh có khả năng lây nhiễm trên cả thế giới bởi do côn trùng hút máu gây nên. Đặc biệt, ở khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng thì lại là nơi rất phù hợp cho côn trùng gây bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà. Vì khu vực chúng ta có khí hậu khắc nghiệt, nóng gắt, ẩm ướt và thậm chí có quá nhiều hồ, kênh, ao, rạch.

>>> Xem Thêm: 6 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH VIÊM RUỘT HOẠI TỬ Ở GÀ 

Nguyên nhân gây ra bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà có bắt nguồn từ 1 chủng virus Leucocytozoon-cauleri ký sinh qua đường máu.

Ngoài ra, đây còn là 1 loại bệnh có khả năng lây nhiễm thông qua tuyến nước bọt của các loại côn trùng hút máu như dĩa, muỗi. Bên cạnh đó, các đơn bào sẽ ký sinh và phát triển trong hồng cầu nhằm phá vỡ và lây lan sang các cơ quan nội tạng khác trên cơ thể của gà. Vì vây, bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà có thể gây nên 1 số triệu chứng vô cùng tàn ác.

Các triệu chứng và biểu hiện nhận biết bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà

Các bạn có thể tham khảo 1 số triệu chứng khi gà bị nhiễm ký sinh trùng đường máu như:

  • Gà hạn chế đi lại, gà bị sốt cao, gà ủ rũ bỏ ăn uống.
  • Mào gà tím tái, nhợt nhạt và dần dần chuyển sang màu trắng bệt.
  • Gà khò khè, khó thở, mất thăng bằng và hay bị thiếu máu.
  • Gà bị tiêu chảy phân có lẫn màu xanh trắng hay thậm chí phân có lẫn cả máu.
  • Đôi khi những chú gà sẽ bị chảy máu ở miệng, mũi và rất dễ bị kích động so với những con gà khỏe mạnh khác.
Triệu chứng bệnh ký sinh ở gà
Chẩn đoán và phát hiện triệu chứng bệnh ký sinh ở gà – Thuốc ký sinh trùng đường máu ở gà

>>> Xem Thêm: Tiết lộ cách trị bệnh nấm phổi ở gà hiệu quả nhanh chóng 

Bệnh tích khi gà nhiễm bệnh ký sinh trùng đường máu

  • Các cơ quan nội tạng của gà bị xuất huyết tạo thành chấm tròn như: tụy, gan, thận, buồng trứng.
  • Hay trên phần cơ đùi, cơ ngực, da, cánh, chân của gà cũng bắt đầu bị xuất huyết.
  • Gà bị tụ máu trong xoang bụng, phổi đọng máu do bị xuất huyết,
  • Gà có hiện tượng máu loãng và tương đối rất khó để đông lại được nhé.
  • Ngoài ra, gà bị nhiễm sẽ có tình trạng sưng to ở gan, lách, thận hay thậm chí là những nội tạng bên trong cơ thể gà sẽ bị biến dạng và tổn thương nghiêm trọng.
Bệnh tích bệnh kí sinh trùng đường máu
Phương pháp điều trị bệnh tích bệnh kí sinh trùng đường máu ở gà

Phương pháp điều trị bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà

Để điều trị bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà cần áp dụng những loại thuốc như: Sulfamonothiazine, Sulfadimethoxin, Rigecocin với định lượng dùng 1gam/ 2 lít nước cho gà uống liên tục từ 5-7 ngày. Đây là cách chữa bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà.

Vì đây là một căn bệnh lây lan rất nhanh và mức độ nguy hiểm cũng rất cao nên phải ưu tiên phòng bệnh hơn chữa bệnh. Trong quá trình điều trị cần cách ly những cá thể có dấu hiệu bệnh và khử khuẩn chuồng trại thường xuyên để tránh dịch bệnh lây lan và bùng phát trên diện rộng.

Phòng bệnh ký sinh trùng ở gà như thế nào?

Để phòng tránh bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà thì các bạn nên chú ý và thực hiện tốt những biện pháp dưới đây:

  • Bạn nên thường xuyên vệ sinh chuồng trại và tuyệt đối không để ứ nước, đọng vũng.
  • Bạn nên phun thuốc diệt các loại côn trùng để hạn chế chúng lây lan bệnh cho gà.
  • Ban nên chú ý, theo dõi và chăm sóc thật hợp lý nhằm nâng cao sức đề kháng cho cả đàn gà.
  • Bổ sung đầy đủ các loại khoáng chất, vitamin tổng hợp, men vi sinh hay thuốc bổ cho gà.
  • Để tốt cho gan và thận của gà thì bạn có thể cho gà uống Sorbitol hay Livercin nhằm giúp gà thải ra các độc tố ảnh hưởng không tốt đến cơ thể của chúng.
  • Bên cạnh đó, để gà có thể tiêu hóa và hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng thì bạn nên cho gà ăn theo dạng thức ăn xay nhuyễn.
  • Thường xuyên quan sát để cách ly và xử lý kịp thời những con gà bị nhiễm bệnh và điều trị nhằm hạn chế tử vong cho chúng.

Nếu chẳng may chúng bị nhiễm bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà thì bạn nên tiến hành cho gà dùng các loại thuốc có chứa Sulfadimethoxin, Rigecocin, Sulfamonothiazine và cho chúng uống liên tục trong 7 ngày đến khi hết bệnh nhé.

>>> Xem Thêm: Nguyên nhân và cách chữa trị bệnh nấm họng ở gà mới nhất 

Phòng tránh bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà
Làm cách nào để phòng tránh bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà

Kết luận

Chúng tôi đã chia sẻ với các bạn về những kinh nghiệm của bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà thông qua bài viết trên. Hy vọng các bạn có thể nắm rõ và điều trị khi gà nhiễm bệnh tốt nhất nhằm tránh lây lan cho cả đàn hay thậm chí là khiến gà chết nhé. Nếu các bạn còn có gì thắc mắc thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi tại trang chủ để được giải đáp ngay. Dagablv.com chân thành cảm ơn và chúc các bạn thành công trong việc chăm sóc cả đàn gà nhé.

Xem bài viết liên quan tại:

Bệnh thương hàn ở gà

Bệnh tụ huyết trùng ở gà

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-da-ga-blv
Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-dagablv