Vịt Bị Bệnh Bại Chân Là Gì? [Giải Đáp] Cách Chữa Vịt Bị Bệnh Bại Chân Hiệu Quả Và Tiết Kiệm

Vịt bị bệnh bại chân hay vịt bị bệnh bại liệt là một trong những dấu hiệu rất hay thường gặp ở vịt. Vậy vịt bị bệnh bại chân là bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa vịt bị bại chân ra sao? Đá Gà BLV sẽ giải đáp thắc mắc của anh em thông qua bài viết bên dưới. Anh em hãy cùng theo dõi những thông tin liên quan đến vịt cùng chúng tôi – dagablv.com nhé!

Vịt bị bệnh bại chân là gì?
Vịt bị bệnh bại chân là gì?

Thế nào là vịt bị bệnh bại chân?

Vịt bị bệnh bại chân còn được hiểu đơn giản là vịt bị liệt chân và là căn bệnh rất hay thường gặp trong quá trình chăn nuôi vịt. Tuy nhiên, để có thể điều trị hiệu quả cho vịt bị bệnh bại chân thì anh em cần tìm hiểu rõ một số nguyên nhân, triệu chứng và thậm chí cách chữa vịt bị bệnh bại chân nhé.

>>> Xem Thêm: Tìm Hiểu Về Loài Chim Sâm Cầm Chuyên Dùng Để Tiến Vua Chúa Thời Xưa

Nguyên nhân khiến vịt bị bệnh bại chân

Do vịt bị nhiễm bệnh ecoli dung huyết

Vịt bị bệnh bại chân do nhiễm ecoli dung huyết thường có các triệu chứng dễ nhận biết như: liệt chân, bỏ ăn, bỏ uống, ủ rũ hay thậm chí khi mổ ra thấy tim có chấm trắng lấm tấm như bã đậu và gan bị sưng tím.

Do vịt bị dịch tả kèm bại huyết

Vịt bị bệnh bại chân do nhiễm dịch tả kèm bại huyết thường có các dấu hiệu thường gặp như: mờ mắt, bỏ ăn, bỏ uống, chướng diều, liệt chân, cổ rụt lại hay thậm chí là chết đột ngột.

Top 3 nguyên nhân khiến vịt bị bệnh bại chân
Top 3 nguyên nhân khiến vịt bị bệnh bại chân

Do vịt bị dịch tả kèm kí sinh trùng đường máu

Phần lớn những con vịt từ 50 ngày tuổi trở lên sẽ có các triệu chứng hay gặp như: chân nóng, bỏ ăn, bỏ uống và thậm chí là chết dần do vịt bị bệnh bại chân.

Bên cạnh đó, vịt bị bệnh bại chân trong trường hợp này còn có một số dấu hiệu khác như: đi ngoài phân xanh, phân trắng, đầu vịt thường hay lắc lư, vịt đi giật giật và thường hay ngã.

Cách chữa vịt bị bệnh bại chân do nguyên nhân

Điều trị vịt bị bệnh bại chân do ecoli dung huyết

Tiêm kháng thể ecoli dung huyết tại vị trí bắp khoảng 3 lần với liều lượng 20ml/lần/ngày.

Cho vịt uống Norfloxacin hay Ceftiofur liên tiếp trong vòng 5 ngày với liều lượng 1 lần mỗi ngày.

Bổ sung thêm vitamin tổng hợp, chất điện giải gluco C và cho vịt uống liên tục trong vòng 5 ngày.

Tốt nhất, tiến hành khử trùng và phun độc xung quanh khu vực chăn nuôi vịt nhằm hạn chế các mầm bệnh ẩn nấp và gây hại cho gia cầm nói chung.

Điều trị vịt bị bệnh bại chân do ecoli dung huyết
Điều trị vịt bị bệnh bại chân do ecoli dung huyết

Điều trị vịt bị bệnh bại chân do dịch tả kèm bại huyết

Trước hết, anh em cần tiến hành tách ngay những con vịt có dấu hiệu nhiễm bệnh ra khỏi đàn nhằm hạn chế tình trạng lây lan cho cả đàn vịt.

Thực hiện vệ sinh và sát khuẩn khu vực chăn nuôi vịt.

Sử dụng kháng thể dịch tả + viêm gan vịt và tiêm liên tiếp 3 ngày cho cả đàn vịt.

Sau 3 ngày tiêm kháng thể dịch tả + viêm gan thì anh em có thể tiêm cho vịt vacxin dịch tả tuy nhiên cần tiêm gấp đôi liều lượng ban đầu.

Dùng Amox 75 kèm với một số loại thuốc như: Enroflox 20%, Erythromycin hay Florfhenicol và cho vịt sử dụng liên tục trong khoảng 7 ngày.

Ngoài ra, khi điều trị vịt bị bệnh bại chân thì anh em cần bổ sung thêm một số chất như: Super Vitamin, Vitamin ADE, Gluco – KC, giải độc gan thận.

Điều trị vịt bị bệnh bại chân do dịch tả kèm kí sinh trùng đường máu

Tiêm dưới cánh hay dưới da của vịt 3 liều vacxin dịch tả cho cả đàn vịt.

Tiêm dưới da gáy cổ của vịt 1 liều vacxin cúm H5N1.

Bên cạnh đó, anh em cần cho vịt uống một số loại thuốc chuyên đặc trị kí sinh trùng đường máu cần thiết như: T cúm gia cầm, Tcoryzine, Super Vitamin, giải độc gan thận lách T.A và dùng liên tục trong vòng 4 ngày cho đến khi vịt hết hẳn bệnh bại chân.

Điều trị vịt bị bệnh bại chân do dịch tả kèm kí sinh trùng đường máu
Điều trị vịt bị bệnh bại chân do dịch tả kèm kí sinh trùng đường máu

Kinh nghiệm phòng tránh vịt bị bệnh bại chân

Để phòng tránh vịt bị bệnh bại chân hiệu quả và tiết kiệm thì anh em cần thực hiện một số biện pháp bên dưới như:

  • Khu vực chuồng trại và chăn nuôi cần bảo đảm an toàn sinh học.
  • Thường xuyên quan sát và kịp thời cách ly những con vịt có triệu chứng liên quan đến bệnh bại liệt.
  • Khử trùng và sát khuẩn khu vực chăn nuôi vịt theo định kỳ bằng Iodine 70%.
  • Trong giai đoạn úm vịt con thì anh em nên thường xuyên thay chất độn chuồng nhằm hạn chế làm tổn thương cho vịt do chất độn chuồng quá cứng.
  • Cung cấp và bổ sung đầy đủ thức ăn, nước uống, chất dinh dưỡng nhằm giúp vịt khỏe mạnh và hạn chế tình trạng bại chân.
  • Đặc biệt, anh em có thể trộn Amox 500 hay Enro Flox 20% vào thức ăn hoặc pha trực tiếp vào nước uống của vịt nhằm hạn chế vịt bị căng thẳng mỗi khi thời tiết thay đổi đột ngột.

>>> Xem Thêm: Bệnh Lật Ngửa Trên Vịt – [Tiết Lộ] Phác Đồ Điều Trị Bệnh Lật Ngửa Trên Vịt Có 1 Không 2

Tổng kết

Với những thông tin đã chia sẻ ở bài viết trên của dagablv hy vọng anh em có thể tìm ra cách điều trị vịt bị bệnh bại chân thông qua các nguyên nhân khác nhau. Nếu như anh em còn có thêm thông tin gì liên quan đến bệnh bại chân ở vịt thì hãy liên hệ với chúng tôi thông qua trang chủ dagablv.com. Chúc anh em thành công và chăm sóc đàn vịt thật khỏe mạnh nhé. Xem thêm: bệnh bại huyết ở vịt, bệnh rụt mỏ vịt

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-da-ga-blv
Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-dagablv