Cách nuôi bồ câu thả rong như thế nào mới hiệu quả nhất

Cách nuôi bồ câu thả rong quá quen thuộc với người dân Việt Nam. Chúng mang lại nhiều giá trị thiết thực trong cuộc sống nên được nuôi phổ biến bằng phương pháp thả rong. Tuy nhiên, không phải ai cũng thành công với mô hình nuôi này. Bài viết sau đây của Đá Gà Bình Luận Viên sẽ chia sẻ đến bạn một vài bí quyết trong cách nuôi bồ câu thả rong đạt hiệu quả cao.

Lợi ích của việc nuôi bồ câu thả rong

Hiện nay, loài chim này được nuôi bằng rất nhiều phương pháp, trong đó cách nuôi bồ câu thả rong được rất nhiều người áp dụng. Hình thức nuôi này được đánh giá tiềm năng cao vì cho ra chim thương phẩm có chất lượng tốt hơn so với bồ câu bị nhốt. 

Cách nuôi bồ câu thả rong chuẩn khoa học
Cách nuôi bồ câu thả rong chuẩn khoa học – Cách nuôi bồ câu tại nhà

Bồ câu có nhiều giống khác nhau, chủ yếu được nuôi nhiều hiện nay là bồ câu Pháp và bồ câu ta. Người nuôi chim này cần xây dựng chuồng cho chúng giống như xây các tòa chung cư cao tầng, chia làm nhiều phòng riêng.

Anh em có thể sáng tạo thêm cho ngôi nhà của chúng, trang trí màu sắc bắt mắt. Trong chuồng cần bố trí các dụng cụ cần thiết như: khay đồ ăn, khay nước, lót ổ đẻ. 

Mặc dù cách nuôi bồ câu thả rong này cho chất lượng thịt thương phẩm rất cao, được thị trường ưa chuộng và tiết kiệm được chi phí chăn nuôi.

Tuy nhiên mô hình này chỉ nên áp dụng khi chăn nuôi với số lượng ít tầm vài chục con. Với số lượng quá nhiều, bà con sẽ khó kiểm soát được sự hao hụt do chúng được thả đi tự do.

Vậy nuôi bồ câu có lợi không? Tất nhiên là việc nuôi chim bồ câu rất có tiềm năng về kinh tế. Vì chi phí kinh tế khi đầu tư nuôi bồ câu thả rong khá cao nên chúng được định giá khá cao khi bán ra thị trường.

Khi bán ra thị trường có 2 mức giá tương ứng với 2 dòng:

  • Bồ câu ta: 55.000 -65.000 đồng/ con ra ràng ( chim bồ câu non) và 200.000 -250.000 đồng/ cặp lớn.
  • Bồ câu Pháp: 60.000-75.000 đồng/con và con giống tầm 300.000-400.000/cặp.

Với giá trị cao như vậy thì làm thế nào để nuôi bồ câu có lời nhất?

Hướng dẫn cách nuôi bồ câu thả rong

Để cách nuôi bồ câu thả rong hiệu quả, không bị bay đi mất, người chăn nuôi nên để ý những điều sau đây:

Cách nuôi bồ câu tại nhà
Cách nuôi bồ câu thả rong tại nhà – Cách dụ bồ câu về nhà

Chọn giống chim trước khi nuôi

Hiện nay có rất nhiều giống chim bồ câu trên thị trường như: bồ câu Pháp, bồ câu gà, bồ câu sư tử, bồ câu vua…. Tùy vào cách nuôi bồ câu thả rong của từng người mà chọn giống phù hợp. Trong đó, giống bồ câu Pháp được nhiều người dân lựa chọn hơn cả.Cách nuôi bồ câu thả rong khi chọn giống chim bồ câu:

  • Nên chọn chim khỏe mạnh, lông mượt, không có bệnh tật, dị tật, lanh lợi.
  • Khi chọn giống nhớ chọn một cặp, có cả con cái và con đực.
  • Nên mua giống chim từ 4 đến 5 tháng tuổi.

Cách phân biệt chim trống và chim mái:

  • Con trống: đầu thô, khoảng cách giữa hai xương chậu hẹp, có phản xạ gù mái.

  • Con mái: đầu nhỏ, thanh thoát, cân nặng thường nhỏ hơn con trống. Khoảng cách giữa hai xương chậu rộng.

Nếu đáp ứng đủ các tiêu chí trên thì chắc chắn con giống của bạn sẽ đạt năng suất rất cao. Cách nuôi bồ câu nhốt chuồng cũng sẽ dễ dàng hơn.

Cách làm chuồng nuôi bồ câu thả

Đầu tіên, chúng ta cần phải cân nhắc vị trí và hướng đặt chuồng bồ câu hợp lý. Nơi ở của chúng cần đảm bảo các yếu tố thoáng mát, khô ráo và nhiều ánh sáng. 

Cách làm chuồng nuôi bồ câu thả
Cách làm chuồng nuôi bồ câu thả – Cách làm chuồng nuôi bồ câu quần thể

Cách làm chuồng nuôi bồ câu đơn giản có thể là từ các vật liệu như: gỗ, tre, nứa… Kỹ thuật đóng chuồng cần lưu ý những điểm sau:

  • Kích thước chuồng bồ câu tùy theo số lượng ô để tính toán kích thước sao cho hợp lý, có mái che nắng che mưa. Có thể làm nhiều tầng.
  • Ô nuôi bồ câu: Cần đảm bảo ô chuồng đủ diện tích để chim thoải mái vận động, ăn uống. Mỗi ô chuồng có kích thước 50 x 50 x 50 cm cho chim hoạt động thoải mái.
  • Giá đỡ chuồng: Nên đặt chuồng cách xa mặt đất khoảng 1m để tránh nhiều mối đe dọa như chuột, rắn… Người nuôi nên lựa chọn giá đỡ có chiều cao sao cho cách nuôi bồ câu thả rong và chăm sóc được thuận tiện nhất.
  • Trang trí: Chuồng nên được sơn các màu tươi sáng, phổ biến là màu xanh da trời. Việc làm này vừa trang trí lại có tác dụng duy trì độ bền cho vật liệu làm chuồng rất tốt.
  • Máng ăn, máng uống: Chỉ cần đặt một máng thức ăn cho cả đàn thay vì mỗi ô một cái. Bồ câu rất thích tắm nên chuẩn bị máng tắm cho chúng.
  • Lót ổ đẻ: Ổ thường làm bằng rơm, tách riêng ổ đẻ trứng và ổ nuôi con để thuận tiện cho chim phát triển. 
  • Mật độ nuôi thường 6-8 con/m2.

Với chuồng trại thì chú ý dọn dẹp 1-2 lần/tuần để tránh những rủi ro mầm bệnh từ những con chim hoang dã.

Cách lót ổ cho bồ câu đẻ

Việc làm ổ đẻ cho bồ câu rất quan trọng trong cách nuôi bồ câu thả trên sân thượng, tạo điều kiện cho chúng sinh sản nhiều và năng suất trứng cao.

Vật liệu lót ổ cho bồ câu

cách nuôi bồ câu thả rong
Cách nuôi bồ câu thả rong – Cách thuần hóa bồ câu

Bà con có thể dùng rơm rạ để lót ổ cho bồ câu. Đây là loại vật liệu rẻ tiền và rất dễ tìm thấy ở nông thôn.

Thảm lót ổ cho bồ câu đẻ: đây là loại đệm lót hiện đại, với chất liệu nỉ êm ái và giá thành tương đối rẻ. Có thể dùng để thay thế rơm rạ. Ngoài ta bà con có thể dễ dàng giặt giũ và phơi để sử dụng lại.

Làm ổ đẻ cho bồ câu

  • Một trong những sai lầm trong cách nuôi bồ câu thả rong đẻ đó là đợi bồ câu mái chuẩn bị sinh sản mới bắt đầu làm ổ. Cần làm ổ sớm cho chim tập làm quen với ổ, tránh cho chúng đẻ trứng ở nền chuồng.
  • Bà con có thể dùng miếng gỗ đóng thành hình chữ nhật có kích thước 20 x 25 x 10cm trong cách nuôi bồ câu thả rong.
  • Nếu dùng bìa carton thì khó giữ nhiệt cho trứng, dễ làm cho trứng bị vỡ.
  • Có thể dùng rổ nhựa để làm ổ cho bồ câu nhưng loại này rất dễ làm cho rơm ra rơi vãi ra ngoài do bồ bâu máy tổ. Khi dùng rơm lót, sử dụng các cọng rơm dài tết thành dạng bím tóc, bề ngang khoảng 2 – 3cm, chiều dài bằng với độ rộng của ổ. Sau khi bỏ rơm vào, để những cọng rơm đã tết lên trên và ấn nhẹ xuống.

Dinh dưỡng cho bồ câu

Thức ăn của loài chim này chủ yếu từ các loại hạt: ngô, thóc, đậu xanh,…được xay vỡ để dễ tiêu hóa. Ngoài ra thì chúng có thể tự kiếm thêm thức ăn trong tự nhiên. Tại sao bồ câu bỏ đi? Cho chim ăn cần đúng giờ giấc để tạo thói quen cho chúng. Đây là cách nuôi bồ câu thả rong không để chúng bay mất.

Máng ăn cần vệ sinh sạch sẽ, loại bỏ đồ ăn cũ trước khi cho ăn đợt mới. Cung cấp đầy đủ nước uống và thường xuyên thay nước để đảm bảo vệ sinh.

  • Thức ăn chính: thóc, ngô, gạo, … đảm bảo thức ăn không bị hư hại, mối mọt xâm nhập. Kết hợp thêm với đậu xanh, đậu đen,… được rang chín trước khi cho bồ câu ăn.
  • Máng ăn 15cm x rộng: 5cm x sâu: 5-10cm. Nên được đặt ở những vị trí tránh chim ỉa vào.
  • Thức ăn phụ: bao gồm muối ăn 5% + khoáng Premix 85% + và sỏi 10%. Thức ăn phụ để riêng một máng cho bồ câu ăn tự do. Chỉ trộn thức ăn phụ trong khoảng 1 – 1,5 ngày, không trộn quá nhiều và để lâu trong không khí.
  • Sỏi hỗ trợ tiêu hóa cho chim rất tốt, tuy nhiên chỉ nên chọn viên sỏi có kích thước nhỏ dài khoảng 0,5 – 0,8mm.
  • Ăn uống thường được cung cấp 2-3 bữa/ngày.

Nếu chưa có công thức phối trộn thức ăn hợp lý trong cách nuôi bồ câu thả rong thì bạn có thể tham khảo: 40% đậu xanh, 30% bắp hạt sống, 20% gạo lức và 10% lúa trộn đều với nhau. Đồng thời đảm bảo luôn có nước cho chim uống nhé!

Cách nuôi bồ câu không bỏ đi
Cách nuôi bồ câu không bỏ đi – Mô hình nuôi bồ câu trong nhà

Chế độ ăn cho chim – cách nuôi bồ câu thả rong là: chia làm 2 bữa sáng chiều cho chim là hợp lý. Buổi sáng cho ăn lúc 8 giờ, buổi chiều cho ăn lúc 3 giờ.

  • Lượng thức ăn cho chim từ 2 – 5 tháng tuổi: 50gram thức ăn/ con/ ngày;
  • Chim sinh sản: (6 tháng tuổi trở đi): Chim bồ câu trên 6 tháng:
    • Không nuôi con: 100 gram/ cặp/ ngày;
    • Đang nuôi con: 130 gram/ cặp/ ngày;
  • Trung bình lượng thức ăn tiêu thụ một năm của một cặp chim bồ câu khoảng từ 45 – 50 kg.

Cung cấp đầy đủ nước uống cho đôi bồ câu hằng ngày, để chúng uống tự do. Đảm bảo nước sạch, không mùi vị lạ, không có màu lạ. Có thể pha thêm vitamin, men tiêu hóa tăng sức đề kháng của chúng.

Cần làm gì để bảo toàn số lượng bồ câu?

Cách nuôi bồ câu thả rong không phức tạp nhưng để duy trì được số lượng bồ câu thì cần có kinh nghiệm. Nguyên nhân hao hụt chủ yếu là do bị săn bắn trộm, chim tự ý rời đi,… Vì vậy, giai đoạn thả chim vô cùng quan trọng. Sau đây là một vài lưu ý trong cách nuôi bồ câu không bỏ đi, bảo toàn được số lượng:

  • Cách nuôi bồ câu thả rong tốt nhất chính là đợi khi chim bồ câu ra ràng khi mua về nên nhốt từ 4-5 ngày rồi hãy thả.
  • Giữ chân chúng bằng cách trang trí nơi ở thật đẹp, màu sắc bắt mắt.
  • Nếu nuôi bồ câu trưởng thành thì nên chọn đôi chim sắp đẻ rồi nhốt tạm thời. Sau khi đẻ xong chúng sẽ không bỏ đi.
  • Bồ câu có đặc tính sống theo bầy đàn nên khi mua con mới về thì cách nuôi bồ câu thả rong là nhốt chung với bầy cũ từ 3 – 4 ngày để chúng làm quen rồi hãy thả.
  • Nên thả chim vào buổi sáng, không nên thả vào buổi tối để tránh chúng không biết đường về.

Bài viết này đã hướng dẫn anh em cách nuôi bồ câu thả rong hiệu quả nhất. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp mọi người có đủ kiến thức để quá trình nuôi bồ câu được suôn sẻ. Đừng quên  truy cập website: https://dagablv.com để cập nhập thêm nhiều thông tin hơn nhé!

  • Website : dagablv.com
Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-da-ga-blv
Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-dagablv