Bệnh thương hàn ở gà được hiểu nôm na là bệnh nhiễm trùng cấp tính trên gà con hay thậm chí là gà lớn, gà trưởng thành. Đây là 1 loại bệnh trên gà được gây ra bởi vi khuẩn thuộc chủng Salmonella và chúng có tốc độ lây lan rất nhanh thông qua đường ruột của những chú gà. Và hiện nay, những mầm bệnh nguy hiểm có thể xâm nhập, lây lan qua cả phôi trứng nữa đấy.
Vì thế, với những chú gà con mới nở khoảng 10 ngày tuổi thì tỷ lệ mắc bệnh và tử vong là vô cùng cao nhé. Hôm nay, dagablv sẽ gửi gắm đến các bạn 1 số tác nhân, cách điều trị cũng như cách phòng chống bệnh thương hàn ở gà tốt nhất. Các bạn hãy cùng tham khảo bài viết sau đây nhé:
Thông tin về tác nhân gây bệnh thương hàn ở gà
Nhóm bệnh thương hàn ở gà bao gồm hai chủng vi khuẩn: Salmonella gallinarum và Salmonella pullorum. Trong số 2.700 chủng vi khuẩn Salmonella, chỉ có hai chủng này là có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao ở gà.
Chúng có thể bị truyền nhiễm theo cả chiều ngang trong một bầy và theo chiều dọc từ thế hệ này sang thế hệ khác. Một khi đàn gà bị nhiễm bệnh, những con sống sót sẽ mãi mãi là vật mang mầm bệnh. Vì đặc tính này, ngành công nghiệp chăn nuôi gia cầm thương mại trên toàn thế giới sẽ sử dụng cách tiêu diệt tận gốc để đảm bảo an toàn, phòng bệnh dịch tốt nhất.
>>> Xem Thêm: Bệnh tụ huyết trùng ở gà – Bí quyết trị bệnh tiết kiệm hiệu quả cao
Tổng hợp triệu chứng và biểu hiện bệnh thương hàn ở gà
Bệnh bạch lỵ và thương hàn ở gà thực chất là một loại. Tuy nhiên chúng được gọi với tên khác nhau do lây nhiễm ở gà con hay gà lớn. Ở gà con thường gọi là bệnh bạch lỵ, gà lớn thì gọi là bệnh thương hàn.
Triệu chứng bệnh thương hàn ở gà con
- Tỷ lệ trứng nở thấp.
- Gà con bị tiêu chảy, phân loãng, màu trắng hay bết dính ở hậu môn.
- Tỷ lệ chết cao thường ở hai thời kỳ: 1 tuần sau khi gà con nở vì bị nhiễm bệnh từ trong trứng; sau 2 tuần gà con có thể chết vì nhiễm bệnh từ máy ấp trứng.
Triệu chứng bệnh thương hàn ở gà trưởng thành
- Gà cũng bị tiêu chảy, phân loãng, màu xanh, mào nhợt nhạt.
- Trường hợp gà mái nhiễm bệnh, sẽ giảm đẻ, bụng xệ vì bị tích nước do bị viêm buồng trứng, phúc mạc.
- Gà ốm yếu, kém ăn, tăng trọng chậm.
>>> Xem Thêm: Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà – Những điều mà các anh em sư kê nên biết
Bệnh tích khi gà bị nhiễm bệnh thương hàn
Để kiểm tra bệnh tích ở gà nhiễm bệnh thương hàn, cần mổ khám gà bệnh. Quan sát sẽ thấy có các dấu hiệu sau xuất hiện:
Bệnh thương hàn ở gà con
- Túi lòng đỏ không tiêu có mùi hôi, chứa chất nhầy màu trắng.
- Gan, lá lách sưng to, có nhiều đốm trắng hoại tử.
- Thận gà sưng tấy có màu đỏ, phổi tim và thành dạ dày có nhiều điểm trắng xám nhạt.
- Khi mổ thấy màng ngoài bao quanh tim có chứa nhiều dịch rỉ vàng.
- Ruột viêm với các mảng trắng trên niêm mạc ruột.
Bệnh thương hàn ở gà trưởng thành
- Gan gà sưng, hoại tử, màu trắng xám.
- Tim gà có u, hoại tử, xoang bao tim tích nước có fibrin.
- Ruột viêm hoại tử và loét thành từng vệt trên niêm mạc.
Bệnh thương hàn ở gà mái đẻ trứng
- Ống dẫn trứng và buồng trứng bị viêm.
- Nang trứng méo mó dị hình.
- Gà trống bị bệnh thì chủ yếu là viêm dịch hoàn.
Sự phức tạp và kiểm soát căn bệnh thương hàn ở gà
Bệnh thương hàn có khả năng lây lan nhanh, vậy có thể chủ động kiểm soát được căn bệnh này hay không?
>>> Xem Thêm: 6 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH VIÊM RUỘT HOẠI TỬ Ở GÀ
Sự phức tạp bởi các chủng vi khuẩn
Ngoài số lượng lớn về các chủng của vi khuẩn Salmonella thì mỗi chủng đều có sự khác biệt riêng. Một số chủng tương thích với ruột và không đi ra ngoài ruột. Một số khác có thể đi vào máu và có khả năng xâm nhập vào gan, lá lách. Và trong số đó cũng có trường hợp tồn tại lâu hơn trong môi trường, một số khác thì không.
Hầu hết các loài động vật đều có thể bị nhiễm vi khuẩn Salmonella, do đó việc lây nhiễm chéo rất phổ biến ở các loài gà.
Thường chúng còn biến dị thành như bệnh thương hàn ghép E coli ở gà, Bệnh bạch lỵ và thương hàn ở gà,….Những đặc điểm này của các chủng vi khuẩn Salmonella khiến việc kiểm soát trở nên khó khăn. Đòi hỏi rất nhiều kiến thức và đầu tư thời gian, tiền bạc. Bệnh thương hàn ở gà không phải là bệnh gia cầm có sức tàn phá lớn nhất, nhưng nó là một trong những căn bệnh khó kiểm soát nhất.
Phác đồ kiểm soát bệnh thương hàn ở gà như thế nào?
Để kiểm soát bệnh thương hàn ở gà, chúng ta phải tập trung vào an toàn sinh học tốt, quản lý toàn bộ đàn và cuối cùng là sử dụng vắc xin (nếu có). Trong trường hợp bùng phát, thủ tục diệt trừ tốn kém, nhưng cuối cùng thì hiệu quả hơn và mang lại hiệu quả kinh tế tốt hơn. Khi được thực hiện đúng cách và kết hợp với an toàn sinh học, thì sẽ giảm thiểu được rủi ro không đáng có.
Kiến thức an toàn sinh học và các nguồn ô nhiễm
Salmonella gallinarum / Salmonella pullorum được tìm thấy chủ yếu ở gà và gà tây. Vì vậy, nên tránh tiếp xúc với những loài gà này bên ngoài trang trại. Bởi vì đây chính là chìa khóa ngăn ngừa bệnh thương hàn ở gà chuẩn nhất.
Theo kinh nghiệm của Đá Gà BLV, con người với tư cách là người mang mầm bệnh là nguồn lây nhiễm bệnh thương hàn là chủ yếu. Thêm vào đó, gà thả vườn chính là ổ chứa vi khuẩn này.
Kĩ thuật trong tiêm phòng
Một loại vắc-xin 9R hiện đang có sẵn trên toàn thế giới, vắc-xin này được sử dụng để điều trị bệnh thương hàn.
Chẩn đoán salmonella gallinarum trong sản xuất trứng
Trong trường hợp gà đẻ trứng không may nhiễm bệnh thương hàn thì tác nhân chủ yếu là do Salmonella gallinarum gây ra. Nguyên nhân chính là do thiếu an toàn sinh học, không đảm bảo sạch sẽ chuồng trại, thức ăn, nuốc uống.
Một khi sự lây nhiễm đã xảy ra thì tất nhiên nó sẽ rất khó để có thể diệt trừ được nhé. Ngoại trừ khi toàn bộ trang trại đều được làm sạch. Vì lý do đó, hầu hết các đàn gà đẻ đều được tiêm phòng 9R. Vắc xin tránh được tỷ lệ chết cao và giảm sản lượng trứng, nhưng vẫn có thể xảy ra nhiễm trùng.
Cách chữa bệnh thương hàn ở gà chuẩn nhất thông qua 3 loại thuốc
Khi gà mắc bệnh thương hàn, công tác điều trị thường ít mang lại hiệu quả, việc điều trị chỉ có ý nghĩa làm giảm tổn thất kinh tế. Vì vậy, các bạn có thể sử dụng một trong các phác đồ điều trị bệnh thương hàn ở gà sau để điều trị bệnh thương hàn ở gà:
Thuốc Actisentin TS chuyên điều trị, phòng ngừa thương hàn ở gà
Đây được xem là 1 trong những loại thuốc chuyên điều trị và phòng ngừa bệnh thương hàn ở gà vì chúng có các thành phần chính như: Trimethoprim và Sulfamethoxazole. Và tất nhiên các thành phần trên đều có thể chống lại vi khuẩn mang gram âm và gram dương như: vi khuẩn Streptococcus spp, E. coli. Actisentin TS, Pasteurella multocida.
Thuốc Zicorin chuyên điều trị bệnh thương hàn ở gà
Thuốc Zicorin có tác dụng vô cùng cao trong việc chữa bệnh thương hàn ở gà vì chúng có chứa thành phần chính là Sulfachloropyrazine. Bên cạnh đó, dòng thuốc này còn điều trị được nhiều bệnh vô cùng hiệu quả cho gà như: bạch cầu, viêm mũi, tụ huyết trùng, viêm ruột và các bệnh viêm nhiễm khác
Thuốc Sulfamix chuyên điều trị thương hàn hiệu quả
Không chỉ an toàn trong việc điều trị bệnh thương hàn ở gà mà chúng còn được đánh giá rất cao trong việc trị bệnh cầu trùng do có các thành phần nổi bật như: Pyrimidine, Sulfadimethyl.
Ngoài ra, thuốc Sulfamix còn có công dụng trong việc điều trị bệnh tả gà, sổ mũi hay thậm chí tiêu chảy nữa nhé.
Cách trợ sức và nâng cao thể trạng gà
Hòa dung dịch B complex vào nước và cho gà uống: 1gram pha với 1 lít nước hoặc trộn theo tỷ lệ 2kg/ 1 tấn thức ăn cho gà.
Ngoài việc sử dụng thuốc trị bệnh thương hàn gà, người nuôi cần bổ sung thêm các chất điện giải, vitamin, men tiêu hóa, khoáng chất để tăng cường sức khỏe cho gà nuôi.
Các yếu tố khiến khó kiểm soát bệnh thương hàn ở gà
- Nhiều loài động vật bao gồm cả động vật có vú có thể là nguồn lây nhiễm chéo ở gà.
- Vi khuẩn Salmonella phổ biến rộng rãi trong tự nhiên và có thể tồn tại vài tuần hoặc vài tháng.
- Khi một đàn gà bị nhiễm, số lượng Salmonella có thể giảm nhưng không bị loại bỏ hoàn toàn.
- Một đàn có thể bị nhiễm nhiều hơn một chủng loại vi khuẩn Salmonella.
- Lợi ích hạn chế của việc sử dụng vắc-xin vì chỉ có thể bảo vệ tối thiểu một vài chủng chứ không trọn vẹn.
- Điều trị bằng kháng sinh có thể làm giảm số lượng vi khuẩn bài tiết nhưng không loại bỏ chúng hoàn toàn.
- Gia cầm bị nhiễm bệnh không có triệu chứng và chúng không có dấu hiệu của bệnh.
Những điều cần biết để phòng tránh bệnh thương hàn ở gà
- Thường xuyên quét dọn, lau rửa, sát trùng chuồng nuôi gà và các vật dụng liên quan nhằm hạn chế bụi bẩn tích tụ và gây nên mầm bệnh cho gà.
- Lựa chọn những quả trứng ấp và con giống ở những trang trại uy tín, chất lượng nhằm đảm bảo gà khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh.
- Khu vực chuồng trại chăn nuôi gà phải sạch sẽ, cao ráo, thoáng mát cũng như cung cấp đầy đủ lượng nước sạch cho gà uống.
- Để gà phát triển toàn diện và hạn chế mầm bệnh lây lan thì bạn nên nuôi mật độ gà sao cho phù hợp với diện tích chuồng chăn nuôi.
- Thăm khám định kỳ để sàng lọc cũng như phát hiện và cách ly ngay những giống gà nhiễm bệnh để tránh lây lan nhanh chóng cho cả đàn gà cũng như thiệt hại cho nhà nông.
Đây là cách phòng và chữa bệnh thương hàn ở gà dành riêng cho bà con chăn nuôi mà Đá Gà BLV đã chia sẻ thông qua nội dung bài viết trên. Nếu không may, đàn gà bị thương hàn thì hãy áp dụng ngay cách trên. Chúc trại gà của bà con luôn mạnh khỏe và tăng năng suất. Ngoài ra, nếu các bạn còn có gì chưa hiểu thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi tại trang web dagablv.com nhé.Xem thêm bài viết liên quan: