Cách trị gà bị tái mặt thực chất rất đơn giản mà không phải ai cũng biết. Khi chăn nuôi gà đặc biệt là gà chọi thì tất nhiên các anh em sư kê nên quan tâm đến các bệnh thường gặp ở gà chọi. Gà chọi bị tái mặt hay gà bị tím mặt là trường hợp không hiếm gặp khi chăm sóc gà chọi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Cách trị gà bị tái mặt sẽ căn cứ vào từng nguyên nhân mà có hướng điều trị phù hợp. Cho nên anh em muốn gà cưng của mình khỏi tình trạng này thì cần phải xác định chính xác nguyên nhân để có cách chữa gà bị ốm trong, tái mặt.
Các dấu hiệu nhận thấy gà bị tái mặt
Gà bị tái mặt rất dễ dàng nhìn thấy, bạn có thể căn cứ vào những biểu hiện dưới đây để phán đoán bệnh:
- Lười di chuyển, chỉ thích đứng im im một chỗ.
- Phần đầu của chúng biến sắc thành màu đỏ tím bầm.
- Gà còn kèm théo dấu hiệu ủ rũ bỏ ăn.
- Hay đứng ngủ gật.
- Gà không sung.
Nếu gà bạn đang ở trong tình trạng này thì bạn nên điều trị cách trị gà bị tái mặt theo phác đồ điều trị dưới đây nhé!
Giải đáp lý do gà bị tái mặt
Gà bị tái mặt hay gà mặt lúc đỏ lúc tái thường có rất nhiều nguyên nhân và phần lớn thì đây chỉ là biểu hiện của các bệnh lý khác chứ không phải là một căn bệnh nguy hiểm nào cả.
Do chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Khi sư kê chăm sóc không đầy đủ hoặc thiếu chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hằng ngày thì tình trạng gà tái mặt rất dễ xảy ra. Cách trị gà bị bệnh tái mặt do vấn đề này cũng khá đơn giản bởi anh em sư kê chỉ cần điều chỉnh lại chế độ ăn của gà là được.
Thức ăn hàng ngày của gà chọi bao gồm thóc ngâm là nguồn thức ăn chính. Ngoài ra phải tăng cường thêm chất dinh dưỡng từ thịt bò, lươn, cá, giun, dế,… Bổ sung thêm lượng chất xơ từ rau xanh để bữa ăn của gà chọi thêm lượng vitamin, khoáng chất cần thiết.
Cần đem gà chọi đi phơi nắng để chúng hoạt động thường xuyên. Khi thời tiết chuyển lạnh, có thể sử dụng thêm đèn sưởi để sưởi ấm cho gà.
>>> Xem Thêm: CÁCH TRỊ BỆNH GÀ CON Ủ RŨ HIỆU QUẢ.
Do sư kê om bóp quá nhiều
Đa số anh em nghĩ rằng cứ om bóp nhiều cho gà chọi là chúng sẽ có sức khỏe tốt, da dày, đỏ đẹp cho nên cứ thẳng tay mà om bóp. Nhưng như vậy sẽ làm phản tác dụng của việc om bóp và đây cũng chính là nguyên nhân làm cho gà bị tái mặt.
Cần chú ý đến lứa tuổi của gà khi bắt đầu om bóp, nếu thực hiện quá sớm có thể để lại hậu quả nghiêm trọng, nặng hơn thì gà chọi không thể đi đá được luôn.
Theo kinh nghiệm của nhiều sư kê chia sẻ, gà chọi 7 – 8 tháng là có thể đem đi om bóp. Chú ý vào nghệ ra nghệ cho đúng cách để quá trình om bóp được hiệu quả nhất.
Gà tái mặt do nhiễm bệnh
Nguyên nhân do bệnh thì sẽ khó điều trị hơn nhiều, cần phải bỏ thời gian và công sức tiền của để chữa bệnh cho gà chọi. Các bệnh thương hàn, nhiễm E.coli chính là 2 căn bệnh điển hình gây ra tình trạng gà chọi bị tái mặt.
Nếu không kịp thời điều trị sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thậm chí là chết luôn không chừng. Ngoài việc thấy gà bị tái mặt kèm theo các triệu chứng khác như: gà sốt cao, ủ rũ mệt mỏi, đi ngoài phân xanh lẫn nhớt và máu… Lúc này các bạn cần phải tìm cách trị gà bị tái mặt do bệnh ngay nhé!
>>> Xem Thêm: Bà con đã biết cách trị gà bị nhớt miệng khỏi 100% này chưa?
Cách trị gà bị tái mặt như thế nào?
Chi tiết cách trị gà bị tái mặt do chế độ dinh dưỡng và om bóp ra sao?
- Cách trị gà bị tái mặt do nguyên nhân từ chế độ dinh dưỡng không thích hợp là đơn giản nhất. Khi này sư kê cần cải thiện bữa ăn hằng ngày đồng thời cho gà luyện tập vừa phải kết hợp với việc tắm nắng mỗi ngày.
- Cách trị gà bị tái mặt do nguyên nhân từ việc om bóp thì sẽ khó hơn và tốn thời gian để cải thiện tình trạng của gà chọi. Trước tiên sư kê cần phải xem lại độ tuổi của gà đá, gà chọi xem đã phù hợp hay chưa. Hoặc cũng có thể do công thức mà sư kê dùng không phù hợp với chiến kê. Gà nhợt nhạt không đỏ không chỉ làm giảm vẻ đẹp mà khả năng chiến đấu cũng giảm sút.
Chi tiết cách trị gà bị tái mặt do nhiễm bệnh là gì?
- Cách trị gà bị tái mặt do thương hàn: biện pháp điều trị thương hàn chỉ là cách để làm giảm tổn thất. Dùng thuốc Tetracylin hay thuốc Oxytetracyclin trộn vào thức ăn của gà. Liều lượng từ 1 – 2 gram thuốc với 10kg thức ăn cho gà và ăn liên tục từ 5 – 7 ngày.
- Kết hợp với việc dùng thuốc Streptomycin tiêm bắp liều lượng theo như hướng dẫn. Bên cạnh đó, các bạn nên kết hợp với việc pha B Complex cho gà uống mỗi ngày.
>>> Xem Thêm: CÁCH DIỆT MẠT GÀ DỨT ĐIỂM, HIỆU QUẢ NHANH CHÓNG.
- Cách trị gà bị tái mặt do khuẩn E.Coli: nếu bị nhiễm bệnh ecoli trên gà thì bà con có thể dùng thuốc đặc trị bệnh ecoli ở gà như sau: Dùng kháng thể E.Coli 2 lần/ ngày liên tục trong 3 ngày. Hoặc anh em có thể dùng Norfloxacin cho uống 1 lần/ ngày; dùng trong 5 ngày. Đồng thời cho uống thêm điện giải + Gluco + Vitamin tổng hợp và men tiêu hóa trong vòng 3 – 5 ngày.
Cách phòng ngừa bệnh khi gà tái mặt chuẩn nhất sẽ ra sao?
Không nên để đến khi xuất hiện tình trạng gà bị tái mặt thì sư kê mới tìm cách trị gà bị tái mặt. Hãy tự phòng tránh bệnh để đảm bảo sức khỏe cho gà tốt nhất, nhất là gà chọi cần phải tham gia thi đấu.
- Giữ gìn chuồng trại chăn nuôi sạch sẽ, dụng cụ chăn nuôi cũng phải được cọ rửa sạch sẽ. Việc này sẽ hạn chế phát sinh vi khuẩn EColi hoặc Salmonella gây bệnh thương hàn.
- Chế độ dinh dưỡng của gà cũng cần phải lưu ý, nhất là đối với gà chọi. Dinh dưỡng quyết định sức khỏe và ảnh hưởng lớn đến khả năng chiến đấu.
- Việc tiêm phòng vacxin cho gà cũng cần phải thực hiện nghiêm túc theo đúng lịch tiêm phòng cho gà.
- Nhiều bà con chăn nuôi hoặc sư kê hay thả gà đi lang thang trong vườn để gà vận động. Việc này cũng có lợi nhưng khi chúng nhiễm vi khuẩn thì rất đáng lo ngại. Hãy đảm bảo rằng người nuôi luôn quan sát tình trạng của đàn gà 24/7.
Kết luận
Với những thông tin, nội dung tóm tắt về gà bị tái mặt không chỉ là căn bệnh đơn giản mà còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng sức khỏe của gà chọi nữa đấy. Cho nên, cách trị gà bị tái mặt phải căn cứ theo từng nguyên nhân mà chữa trị.
Ngay khi thấy gà có biểu hiện lạ thì phải lập tức cách ly ngay để điều trị, tránh cho việc làm lây lan bệnh cho những con gà khỏe mạnh khác. Chúc anh em thành công với những cách trị gà bị tái mặt này.
Xem chi tiết bài viết liên quan:
- Website: dagablv.com
- Fanpage: dagatructiep
- Email: [email protected]