Cách Úm Gà Con Khỏe Mạnh – Quy Trình Úm Gà Con Mới Nở Khoa Học

Cách úm gà con chuẩn khoa học như thế nào? Chăn nuôi gà cần rất nhiều công đoạn từ lúc gà con mới nở cho đến khi lớn, nhất là ở những con gà chọi. Giai đoạn úm gà con mới nở vô cùng quan trọng, nó là tiền đề xác định xem đàn gà có khỏe mạnh và giảm hao hụt về sau hay không. Cách úm gà con khiến nhiều người mới bước chân vào nghề chăn nuôi lúng túng.

Nếu không thực hiện đúng cách nuôi gà con ít chết thì có thể đàn gà con mà bạn mới mang về sẽ “đi tong” khi chẳng may nhiễm bệnh. Vậy kỹ thuật úm gà con như thế nào để giảm tỷ lệ hao hụt? hay kinh nghiệm úm gà con. Cùng dagablv tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Cách úm gà con đúng kỹ thuật

Cách úm gà con
Cách úm gà con

Gà con sẽ được gà mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng trong khoảng thời gian đầu đời. Thường thì gà con giống tách mẹ ngay từ khi được 1 ngày tuổi, lúc này khi mang về cần phải có cách nuôi gà con tách mẹ hiệu quả.

Cách úm gà con mới nở có nhiều khâu cần chuẩn bị từ chuồng nuôi cho đến thức ăn nuôi gà con. bà con cũng nên chú ý cách úm gà con mùa hè sẽ khác với cách úm gà con mùa đông.

Chuồng nuôi gà con và lồng úm

Chuồng nuôi gà đặc biệt là gà con phải đặt ở nơi kín gió, khô ráo thoáng mát. Ước tính số lượng gà nuôi và diện tích mà bà con có để đảm bảo mật độ chăn nuôi. Không nên nuôi gà trong khu vực quá chật hẹp, gà dễ bị stress và sinh bệnh.

Cách làm chuồng úm gà con

Lúc mới sinh ra gà con cần nguồn nhiệt để tiếp tục sinh trưởng và phát triển. Nhiệt độ úm gà con lúc này vô cùng quan trọng, bắt buộc người nuôi phải chú ý.

Chuồng úm gà con phải để ở nới thoáng mát mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Quây kín chuồng úm không để cho gió lùa hoặc mèo, chuột vào tấn công đàn gà.

  • Vật liệu làm quây úm có thể là cót tre, phên tre. Hoặc nếu kỳ công hơn bà con có thể đóng một lồng úm hình chữ nhật theo số lượng gà con thả nuôi. Đối với việc quây lồng úm sẽ đơn giản hơn, bà con chỉ cần mua tấm cót về quây với đường kính 2m cho 150 gà con.
  • Hệ thống đèn sưởi: dagablv khuyên bà con hãy dùng bóng đèn hồng ngoại, vừa có thể cấp nhiệt vừa tốt cho sự phát triển của gà. Còn nếu không thể tìm được loại bóng đèn này, bà con có thể thay bằng bóng đèn dây tóc khoảng 75W – 100W. Nhiệm vụ chủ yếu của bóng đèn là tạo nhiệt, cho nên dựa vào từng độ tuổi mà điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp.
  • Độn chuồng: không thể bỏ qua chất độn chuồng trong cách úm gà con. Nếu để gà tiếp xúc trực tiếp với nền đất rất dễ nhiễm bệnh. Các loại chất độn chuồng thường được sử dụng là: rơm rạ, trấu, mùn cưa,… Trước khi sử dụng chất độn chuồng, bà con nên đem khử trùng và phơi khô. Làm như vậy để loại bỏ mầm bệnh nếu có trong chất độn chuồng.
  • Máng ăn: chọn loại máng phù hợp với gà con, để ở những vị trí gà con dễ ăn. Máng nước cũng vậy, chú ý đổ nước không quá nhiều, vì gà con có thể chết đuối nếu cắm đầu vào máng nước quá sâu.
  • Rèm che dùng trong những trường hợp trời lạnh và có gió lùa.

Hoặc nếu bà con không có thời gian tự làm chuồng úm thì có thể ra nơi mua bán chuồng úm gà con để mua cho tiện cũng được.

>>> Xem thêm: Cách om gà chọi tơ đúng kỹ thuật, đơn giản và hiệu quả

Chuồng nuôi gà con và lồng úm
Chuồng nuôi gà con và lồng úm

Chuồng nuôi gà thương phẩm

Những người có kinh nghiệm cách úm gà con sẽ chọn hướng chuồng là hướng Đông Nam, bởi vì hướng này có thể tránh được nắng nóng và gió lạnh vào mùa đông. Tuy nhiên nếu không thể chọn hướng này thì bà con nên chọn hướng Đông hoặc hướng Nam.

Quanh khu chuồng nuôi dùng lưới B40 bao quanh, nhất là khi nuôi gà thả vườn.

Khi làm chuồng nên lát gạch hoặc tráng xi măng để dễ dọn dẹp. Ngoài ra cần phải dùng chất độn chuồng, hoặc bà con có thể dùng loại đệm lót sinh học.

Chuồng gà có thể dùng lá cọ, lá dừa nước để lợp cho rẻ. Còn nếu bà con nào có điều kiện hơn thì dùng tôn cách nhiệt, fibro xi măng. Chú ý là gia cố chắc chắn để mái không bị hư hỏng, bung tuột trong quá trình chăn nuôi.

Nếu bạn nào muốn biết cách làm chuồng gà đá chi tiết, hãy tham khảo bài viết cách làm chuồng gà chọi đơn giản của Dagblv.

Chuồng nuôi gà thương phẩm - Cách úm gà con
Chuồng nuôi gà thương phẩm – Cách úm gà con

Thức ăn cho gà con

Cách úm gà con cần chú ý việc gì? Gà con mới nở không thể ăn được những loại thức ăn cứng bởi vì hệ tiêu hóa của chúng còn non yếu, ăn các loại thức ăn này sẽ làm chúng không tiêu. Thức ăn cho gà con lúc này chủ yếu là cám nghiền, ngô nghiền, tấm gạo xay nhuyễn…

Nhưng trong vòng 24 giờ tính từ khi trứng nở, không cho gà ăn bất cứ thứ gì. Chủ yếu để cho chúng tiêu hóa hết phần lòng đỏ còn sót lại. Chỉ làm nước pha thêm gluco, điện giải để gà uống.

Trong giai đoạn này, cần bổ sung nhiều loại thực phẩm có hàm lượng protein với năng lượng cho gà.

Nhu cầu năng lượngGà con từ 0-31 ngày tuổiGà con 31-49 ngày tuổi
Protein16 – 17%15 – 16%
Năng lượng2850 – 2950 Kcal/kg 2700 – 2800 Kcal/kg

Cần chia ra nhiều bữa nhỏ ra, cho lượng thức ăn vừa đủ để kích thích sự thèm ăn của gà cũng như tránh lãng phí thức ăn. Thường thì gà con dưới 30 ngày tuổi sẽ không cho chúng ăn rau xanh. Nhưng nếu bà con thấy gà bị thiếu vitamin thì có thể bổ sung thêm rau xanh băm nhuyễn trộn với thức ăn của chúng.

Cần cho gà uống nước đầy đủ, đặc biệt là khi trời nóng hoặc vào mùa hè. Cần cho gà uống nước sạch không có bụi bẩn để hạn chế gà mắc bệnh đường ruột. Bà con cũng có thể dùng rượu tỏi nhỏ miệng gà con trong giai đoạn này để tăng cường sức đề kháng cho chúng.

>>> Đọc thêm: HƯỚNG DẪN CÁCH VẦN GÀ CHỌI NON CHIẾN HAY

Kỹ thuật nuôi gà con – Nhiệt độ

Kỹ thuật nuôi gà con
Kỹ thuật nuôi gà con – cách úm gà con

Nhiệt độ trong cách úm gà con là phần mà bà con phải chú ý. Nhiệt độ cần phải duy trì ổn định trong suốt quá trình úm, đồng thời cũng phải chú ý đến độ thông thoáng của khu úm. Để biết chi tiết hơn, bà con hãy tham khảo bảng nhiệt độ úm gà con sau đây:

Tuần tuổi Nhiệt độ lồng úm Nhiệt độ chuồng nuôi
1 32 – 35 độ C 24 – 26 độ C
2 29 – 32 độ C 22 – 24 độ C
3 25 – 28 độ C 20 – 21 độ C
4 20 – 24 độ C 20 độ C

Bảng nhiệt độ này chỉ là tham khảo trong cách úm gà con, tùy theo tình hình thực tế mà bà con tăng hoặc giảm nhiệt độ cho phù hợp.

Độ ẩm chuồng nuôi gà con mới nở

Ngoài việc điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi thì việc điều chỉnh độ ẩm chuồng nuôi cũng rất quan trọng. Bạn có thể tham khảo bảng biểu nhiệt độ về độ ẩm dưới đây:

Tuần tuổiMật độ (con/m2)Ẩm độ chuồng nuôi (%)
130 – 45 65 – 75
220 – 30 65 – 75
315 – 25 65 – 75
412 – 20 65 – 75
Điều chỉnh độ ẩm cuồng – Cách úm gà con

Việc duy trì độ ẩm và không gian thích hợp giúp gà phát triển nhanh chóng hơn còn tốt hơn việc dùng thuốc úm gà tốt nhất.

Điều chỉnh chế độ chiếu sáng – Cách nuôi gà con 1 tháng tuổi

Ánh sáng được cung cấp phù hợp thì sẽ giúp gà ăn nhiều hơn và kích thích sự phát triển của gà một cách nhanh chóng và tăng cường sức đề kháng cho gà.

Bảng biểu dưới đây sẽ cung cấp thông tin về thời gian chiếu sáng thích hợp ở chuồng gà:

Ngày tuổiNgày tuổi Thời gian chiếu sáng (giờ/ngày đêm) Cường độCường độ W/m2 chuồng Lux/m2 chuồng
1-324320-40
4-716320-40
8-1014220
11-1311210
14 -1408110
Độ chiếu sáng chuồng – Cách úm gà con

Bên cạnh đó yếu tố ánh sáng cũng là điều quan trọng trong cách nuôi gà con nhanh lớn. Và cần phải chú ý đàn gà thường xuyên, nếu thấy chúng có bất thường như tránh xa nguồn nhiệt, uống nước nhiều thì do bóng quá nóng, phải hạ nhiệt ngay. Còn gà bu xung quanh bóng đèn thì do thiếu nhiệt, cần tăng nhiệt độ sưởi lên cao hơn. Thấy gà đi lại bình thường thì nhiệt độ đã ổn định.

Cách phòng bệnh cho gà con mới nở

Cách úm gà con mau lớn sẽ không đạt hiệu quả cao nếu người nuôi bỏ qua bước phòng bệnh cho đàn gà. Quy trình phòng bệnh cho gà con người nuôi bao gồm:

  • Vệ sinh chuồng trại thường xuyên, loại bỏ chất độn chuồng đã cũ hoặc bị ẩm ướt. Xử lý sạch sẽ chất thải của gà con sao cho hợp vệ sinh.
  • Thức ăn cho gà con phải tươi mới, nhất là khi bà con tự trộn nguyên liệu có sẵn tại địa phương. Không cho gà ăn thức ăn ôi thiu.
  • Tiêm phòng đầy đủ vacxin theo lịch vacxin cho gà. Các loại vacxin cho gà con mới nở rất cần thiết trong quá trình chăn nuôi gà hoặc gia cầm khác.
  • Ngoài ra để phòng bệnh thì bà con có thể áp dụng một vài phương pháp dân gian như cho gà uống rượu tỏi hoặc ăn tỏi.

Một số loại vacxin bạn cần lưu ý cho gà dùng trong thời gian này:

  • Vacxin phòng bệnh Marek 1 ngày tuổi
  • Vacxin Lasota lần 1 vào 3-5 ngày tuồi
  • Vacxin đậu gà 7 ngày tuổi
  • Vacxin Gumboro lần 1 vào ngày 10 ngày tuổi
  • Từ ngày 21-24 ngày tuổi: vacxin lasota lần 2; vacxin Gumboro lần 2
Cách úm gà con và Cách phòng bệnh
Cách úm gà con và Cách phòng bệnh

>>>>> Cách Bẫy Gà Rừng 99% Thành Công – Ai Không Biết Thì Nên Đọc Cho Biết

Trong khi thực hiện cách úm gà con, bà con hãy ghi chép lại tỷ lệ hao hụt cũng như cân nặng của chúng sau quá trình úm. Ví dụ: số gà chết trong 1 tuần đầu nuôi không quá 20%, gà sẽ tăng trưởng gấp 3 – 5 lần trọng lượng ban đầu tùy theo giống gà. Cách úm gà con khỏe mạnh mau lớn không quá khó nhưng đòi hỏi sự quan tâm của quý bà con đối với đàn gà nhà mình. Chúc bà con sẽ có được đàn gà thương phẩm khỏe mạnh.

>>> Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Gà Đá Độ Đúng Kỹ Thuật Trước Ngày Ra Trận

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-da-ga-blv
Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-dagablv