Gà Lạc Thủy (còn được gọi khác là gà ri mận tía), là giống gà bản địa của Việt Nam. Là giống gà đặc hữu có nguồn gốc từ huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. Đã được nuôi trong các bản làng và truyền qua nhiều thế hệ.
Đặc điểm của gà Lạc Thủy
So sánh gà Lạc Thủy và gà Mía có gì khác nhau?
Giống gà này có ngoại hình khác với gà Đông Tảo, gà Hồ, gà Móng. Nhưng nhìn qua thì thấy giống với gà Mía. Qua từng giai đoạn trưởng thành, giống gà Lạc Thủy có sự thay đổi và không còn giống với gà Mía. Giống gà này là một trong những loài nội thuần nhất, đồng nhất về ngoại hình và có nguồn gen đặc hữu còn tiềm ẩn.
Khi còn là gà con một ngày tuổi, tất cả đã có bộ lông đồng nhất màu trắng ngà, mỏ và da chân màu vàng. Chỉ 1 tuần tuổi đã mọc hết lông cánh, sau 1 tháng tuổi có thể phân biệt gà mái hay gà trống qua đặc điểm ngoại hình. Đó cũng là đặc điểm nổi bật nhất của giống gà này, mà không giống gà nào khác có được. Khi 1 tháng tuổi, con trống lông đã bắt đầu ngả màu đỏ tía, con mái có lông trắng, hồng nhạt.
Ưu điểm của giống gà Lạc Thủy
Chăn nuôi dễ dàng
Giống gà Lạc Thủy mọc lông sớm nên sức chống chọi với thời tiết tốt. Nhờ vậy thích hợp nuối bất cứ mùa nào trong năm. Gà chăn nuôi tốt ở phương thức chăn thả và nuôi nhốt, phù hợp với quy mô nuôi hộ gia đình, bán trang trại và trang trại gà giống Lạc Thủy.
Gía trị kinh tế
Gà Lạc Thủy rất dễ nuôi, ngoại hình đồng nhất, mẫu mã lại đẹp. Theo người tiêu dùng đánh giá thì giống gà này có chất lượng thịt ngon, thế nên nuôi bao nhiêu tiêu dùng cũng hết. Gà nuôi khoảng 4 – 5 tháng thì đến kỳ xuất chuồng, gà mái 1,5 – 1,7kg, gà trống có trọng lượng từ 2kg trở lên.
Với 1.000 con gà đẻ mỗi ngày có thể thu hoạch được khoảng 400 quả trứng. Tùy thuộc vào quy mô và thiết bị, kĩ thuật chăn nuôi mà năng suất có thể tăng cao hơn nữa.
Gà Lạc Thủy sức đề kháng tốt
Giá gà giống Lạc Thủy có giá gà Lạc Thủy thành cao gấp 1,5 đến 2 lần giá so với gà thường. Vào mùa lạnh, hay giao đoạn giao mùa đa số các giống gà thường sẽ dễ mắc bệnh, dịch. Nhưng gà Lạc Thủy vẫn chịu được thời tiết khắc nghiệt đó, tỷ lệ sống khoảng 90-93%
Gà có sức chịu đựng tốt, sức đề kháng cao chịu đựng tốt với các điều kiện thời tiết bất lợi…Mặc dù giống gà Lạc Thủy có khả năng chịu được thời tiết tốt, nhưng muốn nâng cao năng xuất chúng ta vẫn nên tiêm vắc-xin cho chúng.
THAM KHẢO: Gà Chíp – Chia Sẻ Những Đặc Điểm Nổi Bật Về Giống Gà Nổi Tiếng Tại Bắc Giang
Kỹ thuật nuôi dưỡng gà đẻ lấy trứng từ 20 tuần trở đi
1.Mật độ nuôi gà lạc thủy
Phải đảm bảo mật độ tầm 4 con/ m2 chuồng.
2. Ánh sáng
Cần áp dụng theo các bước sau:
- Vào tuần tuổi thứ 20 thì nên kích thích chiếu sáng. Trung bình mỗi tuần tăng thêm 1giờ để đạt được 14 giờ trong ngày.
- Cường độ chiếu sáng đạt 10lux tức là 3-4W/m2. Khoảng cách giữa các bóng đèn từ 3m đến 4m lắp 1bóng với công suất từ 40-60w.
- Duy trì cố định thời gian chiếu sáng, không nên thay đổi tùy tiện thời gian chiếu sáng.
3. Ổ đẻ
Xếp ổ đẻ cạnh tường nuôi với chiều cao thích hợp 40cm, được đặt ở chỗ mát. Ổ thường xuyên phải thay trấu sạch.
4. Chuồng nuôi
Chuồng nuôi để thông thoáng hoàn toàn, chỉ kéo rèm che khi có mưa to tạt nước vào chuồng hoặc có giông bão. Khi trời lạnh chỉ kéo bạt che nơi có gió thổi trực tiếp vào chuồng là được.
5. Cho gà Lạc Thủy ăn
- Khi gà lạc thủy bước vào tuần tuổi thứ 19 chuyển thức ăn và cho ăn ngay thức ăn gà đẻ.
- Khi gà đẻ đạt tỷ lệ 5% toàn đàn bắt đầu tăng mức ăn (tăng theo nguyên tắc tăng dần) và đạt mức ăn cao nhất tại thời điểm đẻ đạt tỷ lệ 40%, hoặc trên 40% và giữ nguyên mức ăn này đến thời điểm đạt đỉnh và suốt thời gian đạt đỉnh đẻ.
- Sau thời điểm đạt đỉnh đẻ, gà bắt đầu đẻ xuống thì mức ăn cũng giảm theo, tuy nhiên không giảm đột ngột.
- Mức ăn thấp nhất sau khi điều chỉnh bằng 92 – 95% so với mức ăn đạt đỉnh và giữ nguyên mức ăn này cho đến khi loại thải đàn gà.
THAM KHẢO: Gà Minh Dư – Những Điều Cần Biết Về Giống Gà Nổi Tiếng Nhất Tại Bình Định
6. Cho uống
Cho gà uống nước sạch và mát thỏa mãn, hàng ngày vệ sinh máng uống. Máng uống nên dùng loại máng dài đặt trên rãnh thoát nước có chụp song sắt để tránh gà nhảy vào. Mật độ máng uống đặt 2 máng dài cho 100 gà (loại máng tôn dài 1,2m).
7. Chất độn chuồng giữ khô sạch
Khi ẩm ướt phải thay ngay bằng trấu hoặc mùn cưa đã sát trùng và phải rắc vôi bột vào chỗ nền chuồng bị ướt.
8. Phương thức nuôi
Nên nuôi theo phương thức bán chăn thả:
- Vườn thả thiết kế bằng phẳng, tạo dàn cây che mát hay trồng cây là tốt nhất . Phạm vi vườn thả nên rào lưới để đảm bảo gà không thể bay qua hoặc chui ra ngoài. Chỉ nên thả gà khi thời tiết khô và ấm. Những thời tiết sau mưa, lạnh ẩm dài ngày phải nuôi nhốt hoàn toàn trong chuồng với mật độ 4 con/m2.
- Mật độ thả vườn nên 1,5m2/con.
9. Chọn và loại thải gà đẻ định kỳ
Thời điểm bắt đầu chọn và đào thải gà đẻ bắt đầu sau thời điểm gà Lạc Thủy đẻ đạt đỉnh và đi xuống. Như vậy sẽ giúp ta loại ra những con không đẻ hoặc đẻ kém. Những con gà đẻ kém có các biểu hiện như sau:
- Mào rụt, chân khô, và nhẹ cân.Gà có bụng cứng, lỗ huyệt khô.Gà đang thay lông, hai bên sườn và cánh đang mọc lông măng.Mặc dù một vài con có các biểu hiện trên. Nhưng trước khi quyết định loại bỏ chúng thì cũng cần kiểm tra xem có trứng non trong tử cung hay không.
10. Thu nhặt trứng
Mỗi ngày nên thu nhặt trứng 3-4 lần. Trứng sau khi nhặt phải xếp vào khay để đầu to lên trên. Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. Trứng bẩn và trứng bị dập phải để riêng.
11. Hàng ngày kiểm tra gà yếu và gà chết để loại thải
Ghi chép đầy đủ số lượng gà có mặt hàng ngày, lượng thức ăn cho ăn và số trứng đẻ vào sổ theo dõi.
Lời kết
Bài viết trên chúng tôi đã chia sẻ kinh nghiệm nuôi gà Lạc Thủy lấy trứng cho anh em. Mong những điều này sẽ mang tới những kinh nghiệm bổ ích để bà con chăn nuôi gà tốt nhất và đạt hiệu quả cao.
- Website : dagablv.com
- Fanpage: dagatructiep
- Email: [email protected]
KIẾN THỨC XEM THÊM: