Bệnh bại liệt ở gà nguy hiểm như thế nào? Người chăn nuôi gia cầm chắc hẳn đã từng nghe qua bệnh bại liệt ở gà hay bệnh Marek. Thế bạn có từng đặt vấn đề liệu những điều bạn biết về căn bệnh này đã đủ và chính xác hay chưa? Nếu có, hãy để Đá Gà BLV giải đáp tất cả cho bạn về căn bệnh quái ác bại liệt ở gà trong chuyên mục Bệnh Gà Chọi ngày hôm nay nhé!
Bệnh Bại Liệt ở gà là bệnh gì?
Bệnh bại liệt ở gà (bệnh Marek) là do một loại virus Herpes gây ra, gà sẽ có các khối u phát triển ở một hoặc nhiều khu vực. Có bốn chủng bệnh bại liệt Marek khác nhau: 2 chủng ảnh hưởng đến gà; một chủng không gây bệnh và chủng cuối cùng chỉ ảnh hưởng đến gà tây.
Các chủng ảnh hưởng đến gà bị trúng gió liệt chân có thể có những tác động sau:
- Ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương của gà. Gây tê liệt các vùng như chân, cánh – cũng là nguyên nhân khiến gà bị yếu chân gãy mồng.
- Nó cũng có thể gây ra các khối u ở các cơ quan chính như tim, phổi và cơ.
- Tổn thương mắt gà, đồng tử dần chuyển thành hình dạng bất thường, mắt màu xám.
Phần lớn, bệnh bại liệt ở gà cũng dễ mắc các bệnh khác hơn. Điều này là do virus làm hỏng hệ thống miễn dịch của gà. Khiến gà có nguy cơ bị nhiễm trùng, tiêu chảy và các vấn đề khác.
>>> Xem Thêm: BỆNH VIÊM KHỚP Ở GÀ – NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
Tác nhân gây bệnh bại liệt ở gà
Bệnh bại liệt ở gà là do virus thuộc nhóm Herpes gây nên. Đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho biết có đến 3 chủng type virus herpes gây ảnh hưởng đến gà:
Serotype 1
Những chủng thuộc Serotype 1 sẽ khiến gà có các khối u với tính độc lực cao. Cũng vì thế bệnh bại liệt ở gà còn có tên gọi “hội chứng khối u”.
Serotype 2
Những chủng ngoài tự nhiên, không gây khối u.
Serotype 3
Loại chủng này có động lực thấp, không gây bệnh và thường xuất hiện trên gà tây. Thường được sử dụng làm vaccine.
Dựa vào các thống kê lịch sử, có thể biết được tỷ lệ gà nhiễm bệnh từ 10 – 60 % và tỷ lệ tử vong có thể đạt tới 100%. Tất cả các giống loại gà từ gà ta, gà tây, gà chọi, gà cựa sắt, … đều có nguy cơ mắc bệnh.
Gà vào tuần tuổi thứ 6 trở đi thường có khả năng nhiễm bệnh cao, xảy ra ở độ tuổi từ 8 – 24 tuần tuổi. Một số trường hợp ghi nhận bệnh có trên các loài chim và một số loài thủy cầm.
>>> Xem Thêm: Bệnh đầu đen ở gà – Cách chữa dứt điểm bệnh cho gà
Bệnh Bại Liệt ở Gà lây truyền như thế nào?
Bệnh bại liệt ở gà lây truyền qua ‘bụi gia cầm’ bị nhiễm bệnh và ‘lông tơ’ do gà hít phải. Bụi gia cầm là hỗn hợp của một số thứ khác nhau, chẳng hạn như thức ăn cho gà, chất độn chuồng, phân và lông vũ. Thông thường những thứ này rất nhẹ và dễ dàng bay lơ lử rất xa, khiến gà khỏe hít vào nhiễm bệnh mặc dù ở khu vực khá xa ổ bệnh.
Bên cạnh đó, loại bệnh này có thể được xếp là một trong các loại bệnh có mức truyền nhiễm và khả năng lây lan tương đối cao. Gà con sau khi nhiễm bệnh 14 ngày thì đã có khả năng lây bệnh cho nhau.
Virus Herpes type B có thể tồn tại nhiều tháng trong môi trường với nhiệt độ từ 20 – 250C và hàng năm ở 40C. Khi virus xuất hiện trong chuồng trại, những gia cầm chưa tiêm chủng có khả năng bị nhiễm bệnh rất cao. Gà bệnh lúc này chính là nguồn lây nhiễm chính trong thời gian dài. Sức tàn phá của virus này được lan rộng nhanh chóng trong không khí.
Gà bệnh lây trực tiếp qua đường hô hấp và gián tiếp qua các vật thể trung gian như thức ăn, nước uống, thiết bị chuồng trại tuy nhiên bệnh lại không có khả năng lây lan thông qua phôi trứng nhé.
Các triệu chứng nhận biết bệnh bại liệt ở gà
Nhận biết các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh bại liệt ở gà nhiễm có thể giúp tránh được sự lây nhiễm trong đàn. Nếu may mắn phát hiện sớm, đàn gà của bạn sẽ giảm được tỷ lệ tử vong xuống mức thấp nhât.
Bệnh bại liệt Marek ở gà thường ủ bệnh sau khi gà nhiễm trong vòng 3 – 4 tuần. Có thể phân loại thành 2 thể bệnh: thể cấp tính và mãn tính. Nhìn chung, gà nhiễm bệnh sẽ có những dấu hiệu dưới đây:
- Tê liệt ở chân, cánh và cổ
- Giảm cân rõ rệt
- Nếu quan sát dưới lông có thể thấy các nang da nổi lên với những nốt sần nhỏ.
- Đồng tử có hình dạng bất thường hoặc mống mắt màu xám
- Suy giảm thị lực
Thể cấp tính
Thể cấp tính thường xuất hiện ở gà từ 4 – 8 tuần tuổi hoặc sớm hơn. Khi gà nhiễm bệnh ở giai đoạn này chưa biểu hiện nhiều các dấu hiệu bệnh và thường chết bất ngờ. Tỷ lệ chết cao chiếm khoảng 20 – 30%. Một số dấu hiệu gà nhiễm bệnh Marek ở thể cấp tính:
- Ủ rũ, chán ăn, gầy yếu.
- Tiêu chảy, phân lỏng.
- Giảm tỷ lệ đẻ.
- Ít di chuyển, bại liệt, xệ cánh.
Thể mãn tính
Chủ yếu xảy ra ở gà 4 – 8 tháng tuổi và thường ở hai thể: thể thần kinh và thể mắt.
Thể thần kinh
Gà nhiễm bệnh di chuyển khó khăn, liệt dần tăng theo cấp độ nặng và trở thành liệt hoàn toàn. Phần đuôi có thể bị rũ xuống, lệch sang hẳn một bên. Cánh sã xuống một bên hoặc cả hai bên.
Thể viêm mắt
Bắt đầu với triệu chứng viêm mắt nhẹ. Nhạy cảm với ánh sáng, chảy nước mắt. Sau đó viêm màng mắt và tiếp theo là viêm mống mắt. Khóe mắt chứa nhiều mủ trắng, mắt kém tinh lanh, khi mổ thức ăn hay bị hụt và dần dần gà sẽ bị mù mắt.
Bệnh tích khi gà bị bệnh bại liệt
Thể cấp tính: Bệnh tích chủ yếu là hình thành các khối u ở nội tạng. U thường có ở gan, lách, thận, phổi, buồng trứng, túi fabricius, dịch hoàn … gan, lách sưng to hơn nhiều lần so với bình thường, nhạt màu và bở. Ngoài ra, còn 1 số dấu hiệu liên quan đến bệnh bại liệt ở gà như:
- Da gà sần sùi, lỗ chân lông nở to và dày lên từng cục như những hạt đậu nhỏ.
- Thể u lan tràn: Thường có ở gan, lách, thận, phổi, buồng trứng, túi fabricius, dịch hoàn … gan, lách bị sưng đau, màu nhợt nhạt.
- Thể u hạt: Bề mặt gan sần sùi, xuất hiện nhiều nốt to nhỏ màu trắng xám. U ở đường tiêu hóa làm cho chúng dày lên.
Thể mãn tính: Bệnh tích chủ yếu là hiện tượng viêm tăng sinh các dây thần kinh ngoại vi. Dây thần kinh hông, thần kinh cánh bị sưng to, có khi to hơn 4 – 5 lần so với bình thường và có thể bị phù thũng. Một số trường hợp khác như bị teo cơ, mù, con ngươi mắt biến dạng.
>>> Xem Thêm: PHÒNG CHỐNG BỆNH ĐẬU GÀ NHÀ NÔNG NÊN BIẾT
Tìm hiểu quy trình điều trị và phòng bệnh bại liệt ở gà
Kỹ thuật phòng bệnh bại liệt ở gà
- Ngay khi gà con được 1 ngày tuổi thì bạn phải tiến hành tiêm vacxin marek để phòng bại liệt cho gà. Ngoài ra, các bạn cần tuân thủ lịch tiêm vắc xin định kì của cán bộ thú y địa phương.
Type | Hiệu giá bảo hộ |
CVI 988 (Serotype 1) | 76% |
SB 1 (Serotype 2) | 39% |
HVT (Serotype 3) | 32% |
CVI 988 + SB1 | 67% |
CVI 988 + HVI | 73% |
SB1 + HVI | 66% |
CVI 988 + SB1 + HVI | 79% |
- Đảm bảo an toàn vệ sinh chuồng trại, nguồn thức ăn, nước uống sạch sẽ. Thậm chí là áp dụng nguyên tắc: cùng nhập, cùng xuất. Sau khi đàn gà đã xuất chuồng, cần vệ sinh lại chuồng trại và để trống ít nhất 1 tháng.
- Nếu đàn gà bị nhiễm bệnh thì cần đẩy mạnh việc tẩy, khử trùng nơi ở của gà và để trống chuồng trại ít nhất là 3 tháng.
Tuy nhiên, hiện tại bệnh bại liệt ở gà thì chưa có thuốc chữa đặc trị. Cách chữa gà bị què chân – Cách tốt nhất để tránh bất kỳ chủng virus Herpes nào lây nhiễm bệnh bại liệt ở gà của bạn là ngăn chặn, phòng ngừa trước khi nó bắt đầu. Ngay từ lúc gà con được 1 ngày tuổi, gà nên được tiêm phòng bệnh. Không được ghép đàn với bất kỳ con gà mới nào trong ít nhất một tuần kể từ khi vắc xin có hiệu lực.
Ngoài ra, phải đảm bảo an toàn sinh học tốt trong chuồng trại. Nghĩa là giữ cho các khu vực nuôi gà sạch sẽ; máng ăn, uống thay rửa thường xuyên; thay quần áo khi đến các địa điểm nuôi gà khác nhau; tránh cho phương tiện di chuyển, người lạ vào trang trại.
Nếu bạn nhận thấy bất kỳ con gà nào trong đàn có dấu hiện bị nhiễm bệnh bại liệt ở gà cần xử lý ngay lập tức. Bởi vì bệnh bại liệt ở gà có mức độ lây lan rất nhanh và chúng không có thuốc đặc trị. Nên nếu không có biện pháp kịp thời thì nguy cơ diệt đàn có thể sẽ xảy ra.
Cách chăm sóc và chữa bệnh bại liệt khi xảy ra dịch trên đàn gà
- Thường xuyên quan sát đàn gà, nhận biết các dấu hiệu, triệu chứng bệnh nhằm kịp thời cứu chữa để giảm thiểu rủi ro không đáng có.
- Cách ly ngay những con gà nhiễm bệnh ra khỏi đàn. Vì đây là chủng virus rất khó để tiêu diệt nên phải tiêu huỷ toàn bộ những con gà bị mắc bệnh. Sau đó, xử lý các chất tồn dư có nguy cơ chứa mầm bệnh.
- Vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại định kỳ 1 – 2 lần/1 tuần, phun thuốc sát trùng BIO-DINE (đặc biệt khuyến cáo đối với bệnh Marek, Niu-cát-xơn…)
- Cấm nhập gà giống về nuôi trong thời gian xử lý đàn gà bệnh. Để trống chuồng ít nhất 3 tháng.
Tổng kết
Trên đây là một số thông tin về bệnh bại liệt ở gà mà Đá Gà BLV giới thiệu cho bạn. Mong rằng thông qua bài chia sẻ của chúng tôi, mọi người sẽ hiểu thêm về bệnh bại liệt ở gà để phòng tránh và chữa trị kịp thời.
Trong quá trình chăm nuôi việc phát hiện bệnh sớm như nhặt được tiền vậy. Vì như thế giảm thiểu tối đa thiệt hại tránh sự lây nhiễm không nên có. Cho nên phòng bệnh rất quan trọng, anh em có thể tham khảo thêm chuyên mục bệnh gà chọi của dagablv.com đã tổng hợp và chia sẻ. Chúng tôi luôn đồng hành cùng bạn trong chặn đường chăn nuôi, chúc đàn gà của bà con phát triển khỏe mạnh và đạt năng suất cao.
>>> Xem Thêm: BỆNH KHÔ CHÂN Ở GÀ VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ