Bệnh đậu gà là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra ở gà trên toàn thế giới. Chúng còn được biết với tên tiếng anh là Fowl Pox. Bệnh đặc trưng bởi các tổn thương ngoài da và các cơ quan nội tạng bên trong.
Nếu bạn vẫn còn đang mơ hồ về căn bệnh này, hãy để Đá Gà BLV bổ sung thêm kiến thức mới cho bạn về bệnh đậu gà này nhé! Cùng tham khảo chi tiết bài viết sau đây:
Thông tin bệnh đậu gà là gì?
Bệnh đậu gà là bệnh truyền nhiễm có mức lây lan chậm trên gà. Căn bệnh này do virus Avian pox gây nên. Người ta phát hiện ra bệnh đậu gà này trong những năm đầu thế kỷ 17. Tỷ lệ tử vong thường thấp (1 đến 5 phần trăm); tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, các trường hợp thủy đậu có thể có tỷ lệ tử vong cao hơn nhiều.
>>> Xem thêm: BỆNH KHÔ CHÂN Ở GÀ VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ
Chẩn đoán và phân biệt nguyên nhân gây ra bệnh đậu gà
Bệnh đậu gà do một loại virus avipoxvirus (trong họ Poxviridae) gây ra. Loại virus này có khả năng kháng và đặc biệt tồn tại một thời gian dài trong môi trường. Virus avipoxvirus được phân loại thành ít nhất ba chủng khác nhau, bao gồm:
- Virus đậu gà (FPV) ảnh hưởng đến gà và gà tây.
- Virus đậu bồ câu (PPV) xảy ra ở chim bồ câu.
- Virus đậu chim hoàng yến (CPV) ảnh hưởng đến nhiều loài chim hoang dã khác nhau.
Mỗi chủng virus chỉ có thể gây bệnh cho một số loài gia cầm nhất định. Ví dụ, gà không bị ảnh hưởng bởi PPV và chim hoang dã không bị ảnh hưởng bởi FPV.
Mặc dù gây nhiều sự khó chịu cho gà có khi tử vong nhưng chủng loại virus này lại dễ dàng bị diệt trừ khi phun hơi nóng ẩm. Có thể dùng phác đồ điều trị bệnh đậu gà hợp chất formol 3% ở 20 °C; dung dịch Iodin 1% và phenol 5% chỉ 30 phút để làm chết virus
Phương thức truyền nhiễm bệnh đậu gà
Virus xuất hiện với số lượng lớn trong các con gà nhiễm bệnh. Gà bệnh thường lây truyền cho gà khỏe khi chúng tiếp xúc trực tiếp với nhau qua vết trầy xước trên da, niêm mạc bị vỡ (trong quá trình gà đánh nhau, mổ hoặc cào nhau) chứa virus.
Khi các nốt đậu khô lại, bong tróc ra thì các vảy bong ra này cũng là tác nhân lây nhiễm bệnh đậu gà cho các con khỏe mạnh khác. Gà ở mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm căn bệnh này và chúng có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào trong năm.
Ruồi, muỗi và các côn trùng chân đốt hút máu khác có thể đóng vai trò là vật trung gian truyền bệnh, Virus Avianpox gây bệnh đậu gà có khả năng sống trong cơ thể vật trung gian muỗi 56 ngày và được truyền cho gà qua các vết muỗi cắn.
>>> Xem Thêm: NGUY CƠ DIỆT VONG VÌ BỆNH BẠI LIỆT Ở GÀ
Triệu chứng bệnh đậu gà
Khi gà bị nhiễm virus gây bệnh đậu gà sẽ có thời gian ủ bệnh từ 4 đến 10 ngày. Lúc này, thể trạng nhiễm bệnh có thể xảy ra 3 trường hợp đó là dạng “đậu khô” (biểu hiện qua da); dạng “đậu ướt” (biểu hiện bên trong cơ thể) và dạng hỗn hợp. Dạng “đậu khô” trên ngoài da gà thì phổ biến hơn.
Dạng “đậu khô” ngoài da
Nó gây ra các tổn thương trên vùng da ngoài như vùng đầu, mặt trong cánh, quanh hậu môn và phần chân.
Các biểu hiện đầu tiên như những mụn nước nhỏ và sau đó tiến triển thành những nốt mụn cơm trên bất kỳ vùng da nào từ mặt, mào, mi mắt, bàn chân và cẳng chân.
Ban đầu, những mụn cơm này mọc lên với kích thước nhỏ, màu vàng. Sau đó chúng tăng dần kích thước theo thời gian. Cuối cùng chuyển thành màu nâu sẫm, to như hạt đậu, khô ráp và đóng vảy.
Các vảy thường tồn tại khoảng 2 đến 4 tuần sau tự động bong tróc ra. Chú ý rằng các lớp vảy rơi ra có chứa virus gây bệnh và rất dễ lây nhiễm sang các con gà khỏe khác trong đàn.
Nếu các nốt đậu mọc gần mắt sẽ đặc biệt khiến gà khó chịu. Xung quanh mắt gà bị mẩn đỏ và ngứa ngáy nhẹ. Điều này nhanh chóng dẫn đến sưng mí mắt và các tổn thương loét gần mép mí mắt. Thông thường, do tiết dịch hoặc hình thành các hạt đậu kết vảy mà mí mắt gà bị bịt kín cho đến khi vảy bong ra.
Dạng “đậu ướt” bên trong cơ thể
Hầu hết, các trường hợp tử vong của bệnh đậu gà xảy ra với dạng “đậu ướt”. Những hạt đậu mọc trong cổ họng và đường hô hấp, gây tổn thương nghiêm trọng đến gà. Bắt đầu là các nốt nhỏ, màu trắng, sau đó có thể phát triển thành các mảng lớn trông giống như các khối u màu vàng, sền sệt. Khối u này cản trở quá trình ăn, uống và hô hấp ở gà.
Dạng hỗn hợp
Một đàn gà có thể bị nhiễm cả hai dạng bệnh cùng một lúc. Và đôi khi, trên một con mắc bệnh đậu gà có thể bị nhiễm cả hai dạng. Tỷ lệ chết ở dạng này rất cao và thường xảy ra ở gà con.
Nhìn chung, gà nhiễm bệnh sẽ kén ăn, giảm cân, đi ngoài và giảm sản lượng trứng. Các con gà bị dạng “đậu khô” sẽ có thời gian hồi phục sau 2 đến 4 tuần. Nhưng có thể mất thời gian vài tuần, thậm chí vài tháng để toàn bộ đàn gà phục hồi vì virus lây lan chậm trên đàn.
Và nếu vệ sinh kém, thì rất có khả năng bị nhiễm kế phát, lúc này bệnh sẽ nặng hơn, tỷ lệ chết tăng cao đến 50%.
>>> Xem Thêm: BỆNH VIÊM KHỚP Ở GÀ – NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
Bệnh tích bệnh đậu gà
Để quan sát bệnh tích của gà, ta có thể mổ khám gà và sẽ thấy có các dấu hiệu bệnh tích sau:
- Xác ốm gầy, nổi các nốt mụn to nhỏ trên da.
- Sưng viêm ở niêm mạc miệng, thanh quản. Các nốt sưng viêm này loang dần thành các nốt phồng, dày dần lên, cuối cùng tạo thành lớp màng giả dính chặt vào niêm mạc.
- Niêm mạc ruột có thể tụ máu đỏ từng đám. Phổi tụ máu và tích nước. Khí quản chứa nhiều dịch xuất lẫn bọt.
Bật mí cách phòng bệnh đậu gà chuẩn nhất
Cách phòng bệnh đậu gà như thế nào để hiệu quả nhất?
Tiêm chủng vacxin đậu gà
Bệnh đậu gà do virus gây ra nên hiện tại vẫn chưa có thuốc đặc hiệu trị căn bệnh này. Vì vậy biện pháp tốt nhất để phòng ngừa bệnh đậu gà là tuân thủ lịch tiêm chủng, tiêm phòng vacxin cho gà của cán bộ y tế địa phương.
Lưu ý khi tiêm chủng vacxin đậu gà:
- Đối với gà con nên tiêm vào khoảng từ 7 đến 10 ngày tuổi.
- Gà thịt tiêm phòng vacxin đậu gà 1 lần vào lúc 7 – 15 ngày tuổi.
- Gà giống thì có thể tiêm phòng lại lần 2 trước khi lên đẻ.
Các biện pháp và kĩ thuật an toàn sinh học phòng chống bệnh đậu gà
Cùng với đó là thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn sinh học chuồng trại chăn nuôi như:
- Kiểm soát gà mới nếu muốn nhập đàn đúng cách. Xịt phun diệt trừ bọ gậy, muỗi xung quanh chuồng trại gà.
- Trong thời gian bùng phát dịch bệnh, để hạn chế sự lây lan của virus, hãy làm sạch và vệ sinh máng nước hàng ngày.
- Theo dõi đợt bùng phát, vệ sinh chuồng gà hàng tuần trong tháng.
- Bổ sung thêm thuốc bổ, các chất điện giải và vitamin tổng hợp cho gà tăng sức đề kháng, chống chọi với bệnh tật.
Cách chữa trị bệnh đậu gà đầy đủ dành cho gà mắc bệnh
Nếu đàn gà của bạn không may nhiễm bệnh đậu gà thì có thể áp dụng phương pháp dưới đây theo kinh nghiệm chữa bệnh đậu gà của các chuyên gia để kiểm soát và điều trị bệnh đậu gà.
- Trộn thuốc trị đậu gà Tetracycline, Vitamin A5, Choloramphenicol trong nước để giúp kiểm soát nhiễm trùng thứ cấp
- Đối với các nốt mụn đậu ngoài da có thể lau sạch vết mụn và bôi các dung dịch sau: Glycerin 10%; CuSO4 5%, cồn Iod 1 – 2%, xanh Methylen hoặc ôxy già. Bôi liên tục 4 đến 5 ngày sẽ đem lại hiệu quả.
- Nếu gà bị mọc đậu ở miệng thì có thể lấy bông sạch lau màng giả ở miệng rồi bôi các chất sát trùng nhẹ hay kháng sinh. Nếu đau mắt có thể dùng thuốc nhỏ mắt, lau sạch chỗ nỗi đậu, sát trùng nhẹ bằng lugol hoặc glycerin
- Bôi thuốc mỡ để làm mềm vảy. Trộn 2 muỗng canh với 1/2 chén Vaseline. Bôi lên vùng bị ảnh hưởng hàng ngày cho đến khi vùng tổn thương được chữa lành.
- Làm sạch chuồng và chạy với mục tiêu loại bỏ các mảnh vụn nóng khỏi cơ sở.
- Vệ sinh nước uống.
>>> Xem Thêm: Bệnh đầu đen ở gà – Cách chữa dứt điểm bệnh cho gà
Bệnh đậu gà không còn là nỗi lo đối với các trang trại chăn nuôi khi chủ trại gà sở hữu cho mình những phương pháp điều trị mới. Chúng tôi đã giới thiệu sơ lược về bệnh đậu gà và cách điều trị cho bà con chăn nuôi tham khảo. Đá Gà BLV luôn luôn đồng hành cùng các bạn với những bí kíp về cách chăm sóc gà hữu ích.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi và quan tâm bài viết trên. Chúc đàn gà của các bạn có sức khỏe tốt và cho năng suất cao!