BỆNH KHÔ CHÂN Ở GÀ VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ

Bệnh khô chân ở gà được xem là 1 trong những triệu chứng hay thậm chí là căn bệnh nguy hiểm ở gà. Tuy nhiên, trong bài chia sẻ hôm nay, Đá Gà BLV chỉ đề cập đến bệnh khô chân ở gà cho anh em có một cái nhìn tổng thể hơn. Bởi vì căn bệnh này sẽ khiến gà bỏ ăn, ốm yếu, thiếu nước.

Và tất nhiên nếu không điều trị kịp thời thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng và có thể dẫn đến cái chết cho những bé gà bị nhiễm bệnh đấy. Các bạn hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh gà bị khô chân nhé.

Bệnh khô chân ở gà
Bệnh khô chân ở gà

Nguyên nhân dẫn đến bệnh khô chân ở gà như thế nào?

Bệnh khô chân ở gà khi còn nhỏ

Khi gà còn nhỏ vẫn có nguy cơ bị bệnh khô chân. Tuy nhiên, nếu gà con được gà mẹ ấp, chăm sóc thì tỷ lệ mắc bệnh sẽ thấp hơn gà được úm theo bầy đàn. Nguyên nhân chính là chủ trại úm gà với số lượng lớn hoặc lắp đặt các máng nước cho gà khó sử dụng. Khiến gà bị thiếu nước và thậm chí dẫn tới bệnh khô chân ở gà.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh khô chân ở gà con
Nguyên nhân dẫn đến bệnh khô chân ở gà con

Bệnh khô chân ở gà khi trưởng thành

So với gà con thì gà trưởng thành dễ bị mắc bệnh khô chân hơn. Nguyên nhân chính vẫn là do gà bị mất nước. Ngoài ra, còn có nguyên nhân khác có thể kể đến như: bệnh tiêu chảy, bệnh Newcastle và tất nhiên những căn bệnh này đều gây mất nước cho gà đấy nhé.

>>> Xem Thêm: NGUY CƠ DIỆT VONG VÌ BỆNH BẠI LIỆT Ở GÀ 

Nhận biết dấu hiệu gà bị khô chân

Gà ủ rũ xù lông

Bệnh khô chân ở gà khiến gà ủ rũ, mệt mỏi và xù lông. Gà bệnh có xu hướng lười di chuyển, vận động, không còn năng động và muốn đứng yên tại chỗ.

Triệu chứng gà ủ rũ, kém ăn khi mắc bệnh khô chân
Triệu chứng gà ủ rũ, kém ăn khi mắc bệnh khô chân

Gà bị teo lườn, xệ cánh

Nếu quan sát để ý thấy gà bị teo lườn thì cũng có khả năng gà bị bệnh khô chân. Bởi vì một chân gà bị khô khiến gà di chuyển, đi lại khó khăn hơn chân còn lại. Dẫn tới tình trạng teo lườn do gà ít được vận động.

Gà kém ăn, tiêu chảy, phân trắng

Bệnh khô chân ở gà sẽ khiến gà gặp các vấn đề về tiêu hoá như: kém ăn, tiêu chảy kèm phân trắng.

Gà bị tiêu chảy, phân loãng màu trắng
Gà bị tiêu chảy, phân loãng màu trắng – Cách chữa gà bị chướng diều khô chân

Chân gà teo tóp, co quắp

Đây có thể nói là biểu hiện rõ rệt nhất về bệnh khô chân ở gà mà mắt thường có thể nhìn thấy được. Bởi 2 chân gà ngày càng teo tóp và co quắp. Nếu không xử lý kịp thời thì khả năng chân gà sẽ bị hư vĩnh viễn.

>>> Xem Thêm: BỆNH VIÊM KHỚP Ở GÀ – NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Phương pháp điều trị bệnh khô chân ở gà đơn giản và hiệu quả

Chữa bệnh khô chân ở gà con

Nguyên nhân chính khiến gà con bị khô chân chính là kỹ thuật úm gà chưa chuẩn xác. Vì vậy, cần phân bố lại số lượng gà con cần úm trong mỗi khu vực. Sử dụng các máng uống phù hợp cho gà con nhằm thuận tiện khi gà uống nước.

Thường xuyên cung cấp và thay nước sạch cho gà con. Đảm bảo gà con được uống nước đầy đủ. Tránh gây bệnh khô chân, khiến gà ảnh hưởng tới phát triển sau này.

Bổ sung các loại kháng sinh, thuốc bổ, chất điện giải, vitamin tổng hợp

Có thể bổ sung các loại kháng sinh, thuốc bổ, điện giải và vitamin vào khẩu phần ăn, uống của gà. Vào mùa hè nắng nóng, gà mất nước nhiều nên cần bổ sung chất điện giải để bù nước cho gà. Một số sản phẩm điện giải bù nước cho gà như: các loại Gluco-kc, vitamin ADE 15. Bên cạnh đó, các bạn có thể sử dụng các loại thuốc đặc trị khô chân cho gà nhằm giúp gà khỏe mạnh và mau khỏi nhé.

Điều trị bệnh khô chân ở gà
Thuốc đặc trị khô chân cho gà – Cách chữa gà khô chân teo lườn

Sử dụng thuốc kháng sinh trộn vào đồ ăn, nước uống cho gà để phòng tránh bệnh khô chân. Hoặc có thể dùng Florfenicol 4% và các loại thuốc kháng sinh khác được bác sĩ thú y tư vấn.

Bổ sung men tiêu hoá

Nếu như tình trạng gà bị khô chân teo lườn xuất phát từ bệnh tiêu hoá. Khiến cho gà đi phân lỏng, phân xanh trắng thì nên sử dụng men tiêu hoá. Chúng sẽ giúp hạn chế gà ăn không tiêu cũng như thúc đẩy quá trình tiêu hoá thức ăn dễ dàng hơn.

>>> Xem Thêm: Bệnh đầu đen ở gà – Cách chữa dứt điểm bệnh cho gà

Phương pháp chữa bệnh khô chân ở gà trưởng thành

Gà trưởng thành khi mới phát hiện mắc bệnh khô chân sẽ có cách chữa trị phức tạp hơn gà còn nhỏ. Tốt nhất bạn nên sử dụng các loại kháng sinh dưới đây từ 4 đến 5 ngày để điều trị bệnh khô chân ở gà.

Nồng độ các loại kháng sinh pha với nước theo tỷ lệ như sau:

  • Dizavit-plus: tỉ lệ pha thuốc với nước là 2g / 1 lít, cho vào máng nước uống của gà.
  • Pharamox: pha 1g tương ứng với 1 lít nước.
  • Pharcolivet: tỉ lệ pha thuốc với nước uống là 10g / 2,5 lít nước.

Cuối cùng, các bạn cần theo dõi diễn biến bệnh của gà để điều chỉnh thuốc sao cho phù hợp nhất.

Chẩn đoán để cách ly gà bệnh với gà khỏe

Một khi bạn nghi ngờ gà bị nhiễm bệnh thì phải cách ly gà bệnh ngay lập tức. Vì gà sống tập trung theo bầy đàn, nên mức độ truyền nhiễm bệnh là rất cao. Nếu không xử lý cách ly kịp thời thì nguy cơ diệt đàn là có thể xảy ra.

An toàn sinh học chuồng trại

Đảm bảo vệ sinh chuồng trại nuôi gà thường xuyên định kỳ được xem là cách tốt nhất để phòng bệnh khô chân gà. Ngoài ra, có thể sử dụng vôi bột để rắc chuồng hoặc phun xịt khử trùng chuồng trại trước và sau mỗi đợt nuôi mới hoặc dịch bệnh. Tăng cường thay lớp độn chuồng thường xuyên, giúp giảm thiểu tối đa khả năng bị các bệnh phổ biến ở gà.

Tiêu độc, khử trùng chuồng trại định kỳ, thường xuyên
Tiêu độc, khử trùng chuồng trại là cách phòng bệnh khô chân gà tốt nhất

Với những chia sẻ này, hy vọng sẽ giúp các sư kê chữa được bệnh khô chân ở gà có lây không? Nếu có bất cứ câu hỏi gì khác về bệnh gà bị khô chân thì hãy comment xuống bên dưới để Đá Gà BLV trợ giúp nhé.

>>> Xem Thêm: PHÒNG CHỐNG BỆNH ĐẬU GÀ NHÀ NÔNG NÊN BIẾT 

Vài câu hỏi thường gặp

Nguyên nhân gà bị khô chân teo lườn là gì ?

– Ở gà con: do úm với mật độ quá cao hay do bị thiếu nước trong quá trình nuôi úm chính là nguyên nhân chủ yếu làm gà con bị teo chân.

– Ở gà lớn: chủ yếu là do không cung cấp đủ nước uống cho gà. Hoặc có thể gà đang mắc các bệnh như: tiêu chảy, bệnh gà rù.

Bệnh khô chân ở gà có chữa được không ?

Bà con có thể hoàn toàn chữa khỏi bệnh khô chân gà.

– Nếu tình trạng xảy ra ở gà con, chỉ cần thay đổi kỹ thuật úm dần dần chúng sẽ giảm tình trạng này. Cần bổ sung thêm chất điện giải, men tiêu hóa để cho gà nhanh chóng lấy lại sức.

– Ở gà lớn: cách điều trị ở gà lớn khá phức tạp. Bà con cần sử dụng các loại kháng sinh như: Dizavit-plus, Pharamox, Pharcolivet. Tuy nhiên, nên sử dụng thuốc điều trị cho gà nhiễm bệnh theo liều lượng của nhà sản xuất. Tiếp tục theo dõi tình trạng của đàn gà và điều chỉnh lượng thuốc cho phù hợp nhé.

Trên đây là thông tin về bệnh khô chân ở gà mà bạn có thể tham khảo. Hãy theo dõi chúng tôi để cập nhật được nhiều thông tin liên quan và hữu ích nhất nhé!

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-da-ga-blv
Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-dagablv