Hướng dẫn nuôi ngan thả vườn đạt hiệu quả cao đúng cách

Nuôi ngan thả vườn đã quá thân thuộc với con người. Đặc tính của vật nuôi này rất phù hợp với điều kiện thời tiết nước ta. Vì vậy, rất nhiều bà con đã nuôi ngan theo hình thức chăn thả vườn, nhằm cung cấp thực phẩm và kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Bài viết dưới đây, Đá Gà Bình Luận Viên sẽ chia sẻ đến bạn những kinh nghiệm trong chăn nuôi ngan thả vườn cho hiệu quả tốt nhất.

Lựa chọn giống ngan đúng cách

Nuôi ngan thả vườn
Nuôi ngan thả vườn – Nuôi ngan trên cạn

Nếu muốn nuôi ngan thả vườn đạt chất lượng thì bước chọn ngan giống vô cùng quan trọng. Nguồn giống tốt sẽ giúp quá trình chăn thả thuận lợi hơn. Hiện nay, ngan giống được chia làm ba nhóm: 

  • Giống ngan nội: loại này rất dễ nuôi, sức đề kháng cao, thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nước ta. Tuy nhiên, năng suất thịt và trứng lại thấp.
  • Giống ngan ngoại: đặc tính của giống này là lớn nhanh, thịt chắc, gồm nhiều loại: R31, R31, R71, R71…Sản lượng trứng và thịt rất cao, có sức sống tốt. 
  • Ngan lai vịt: loại này là kết quả lai tạo giữa hai loại vịt và ngan. 

Lựa chọn giống ngan đúng cách

Chúng ta nên lựa chọn ngan con đã nở từ 34 – 35 ngày, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, lông mượt và bông, mắt sáng. Không nên chọn con bị khô chân, quá bé, hở rốn…

Nếu như bạn chọn ngan giống đã được nuôi sau một thời gian thì các lưu ý cũng tương tự. Ngan đực sẽ lớn nhanh và cho thịt nhiều hơn ngan cái. Vì vậy, tùy theo nhu cầu chăn thả để lựa chọn loại ngan phù hợp.

Kỹ thuật nuôi ngan thả vườn hiệu quả

Sau khi đã chọn được giống tốt, xác định quy mô nuôi, người nông dân cần làm theo các bước sau:

Chuẩn bị thức ăn

Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố quan trọng nhất khi nuôi loại gia cầm này. Khẩu phần ăn cho ngan có đảm bảo thì quá trình tăng trưởng và phát triển mới đạt hiệu quả cao.

Nhờ khả năng thích ứng môi trường tốt, chúng sống được cả trên cạn lẫn dưới nước nên nguồn thức ăn rất dồi dào, dễ kiếm. Ngan thích ăn dạng mảnh, hạt, không thích đồ ăn bị ướt, trơn và dạng bột. Thức ăn thường gồm có tinh bột, chất xơ, protein.

Kỹ thuật nuôi ngan thả vườn hiệu quả
Kỹ thuật nuôi ngan thả vườn hiệu quả – Làm giàu từ nuôi ngan thịt

Cách nuôi ngan thả vườn 

  • Tinh bột: Gồm các loại hạt ngũ cốc: ngô, thóc, kê,..và sản phẩm phụ của chúng như tấm, cám…Trong đó ngô là loại thức ăn thông dụng nhất vì giá thành thấp, dinh dưỡng lại cao.
  • Protein: gồm các cây họ đậu: đỗ tương, lạc…, ốc, bột cá, bột đầu tôm.
  • Chất xơ: gồm các loại rau: rau muống, rau lang, thân cây chuối…

Nguồn thức ăn của ngan rất đa dạng, dễ tìm cho nên chi phí nuôi ngan thịt không quá đắt. Tùy theo điều kiện kinh thế từng gia đình để áp dụng mô hình loại thức ăn phù hợp mà vẫn đảm bảo vật nuôi phát triển tốt.

Tham khảo bảng trộn nguyên liệu thức ăn khi nuôi ngan thả vườn:

Tuổi Nguyên liệu Khối lượng thức ăn hằng ngày (gram/ con) Số bữa ăn/ ngày
1 – 3 ngày – 8 gram cơm chín;- 2gram bèo hoặc rau xanh thái nhỏ. 10 7
4 – 7 ngày – 10g cơm chín;- 4g mồi tươi;- 2g đậu xanh;- 3g rau bèo cắt nhỏ 19 6
8 – 10 ngày – 18gram cơm chín;- 5gram mồi tươi;- 3gram đậu xanh;- 5g rau bèo thái nhỏ. 31 5
11 – 14 ngày – 20gram thóc luộc;- 10g cơm;- 6g mồi tươi;- 4g đậu xanh;-10g rau bèo băm nhỏ. 50 4
15 – 21 ngày – 50gram thóc bình thường;- 16g mồi tươi;- 8g đậu xanh;- 8g rau bèo băm nhỏ. 82 4

Khi bước qua giai đoạn 3 tuần tuổi, ngan con đã dần trưởng thành và bắt đầu có thể tự kiếm ăn bên ngoài. Lúc này bà con có thể thả chúng ra đồng để chúng tự kiếm thức ăn.

Chỉ cần chuẩn bị lượng thức ăn bổ sung cho ngan bằng phụ phẩm nông nghiệp hoặc cám tổng hợp vào buổi tối là được.

Thức ăn của ngan thả vườn
Thức ăn của ngan thả vườn

Bảng nhiệt độ nuôi úm nuôi ngan con thả vườn

Trước khi cho chúng ra vườn, người chăn nuôi cần chú ý nhiệt độ úm chuồng đối với ngan con mới nở như sau:

Số ngày tuổi của nganNhiệt độ úm của ngan
1-3 ngày tuổi31 – 32 độ C
4-8 ngày tuổi29 – 30 độ C
9-13 ngày tuổi27 – 28 độ C
14-28 ngày tuổi25 – 26 độ C
Nhiệt độ úm khi nuôi ngan thả vườn

Sau 28 ngày tuổi có thể cho ngan xuất chuồng để nuôi ngan thả vườn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên duy trì độ ẩm từ 60-90% để ngan có độ ẩm cần thiết sinh trưởng. Bạn cũng cần chiếu sáng 24/24 tiếng trong tuần đầu tiên và 20/24 tiếng khi ngan đạt 2 tuần tuổi.

Chuẩn bị chuồng nuôi ngan thả vườn

  • Cách làm chuồng nuôi ngan thả vườn: Sử dụng cót ép làm quây,  qua từng ngày cần tăng dần diện tích quây để cho ngan vận động, ăn uống. Sau khoảng 25 – 30 ngày bỏ quây để chúng thoải mái vận động. Khi ngan đã lớn thì nên xây chuồng, có mái che nắng che mưa. Chuồng phải đảm bảo khô thoáng, mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông.
  • Máng ăn, máng uống: Sử dụng máng có chất liệu bằng tôn ,cao su hoặc nhựa. Tùy vào số lượng ngan để chuẩn bị máng có thể tích phù hợp.
  • Chất độn chuồng: Dùng trấu, rơm, cỏ khô để độn chuồng, thường xuyên thay mới để ngăn ngừa dịch bệnh.
  • Nhiệt độ: Khi ngan còn nhỏ cần thắp bóng đèn hoặc mở hệ thống sưởi thường xuyên để đảm bảo độ ấm cho chúng. 
  • Mái che: Dùng vải bạt, cót ép, tôn,…che xung quanh chuồng để giữ nhiệt và tránh gió lùa.
  • Sân chơi: Nuôi ngan thả vườn thì cần đảm bảo đủ khoảng trống cho ngan vận động. Vườn nên có cây che nắng, có hồ nước để cho ngan bơi. 

>>>>> Nuôi đà điểu – Mô hình chăn nuôi độc lạ kiếm tiền triệu

Trong quá trình chăn nuôi ngan thả vườn, cần vệ sinh chuồng trại thường xuyên, phun thuốc khử khuẩn định kỳ.

Thức ăn thừa để lâu trong máng nên loại bỏ trước khi cho đồ mới vào. Cung cấp nước và đồ ăn đầy đủ để ngan phát triển tốt nhất.

>>>>>>> Hướng dẫn cách nuôi ngỗng đúng kỹ thuật nâng cao năng suất

Một số căn bệnh thường gặp nuôi ngan thả vườn

Trong quá trình nuôi ngan, bạn thường sẽ bắt gặp ngan mắc một số căn bệnh dưới đây:

Bệnh tụ huyết trùng ở ngan

Biểu hiện: Sốt cao, xù lông, khó thở chậm chạp và rất ủ rũ kén ăn. Ngoài ra, chúng còn làm viêm đường hô hấp và làm nước mắt nước mũi chảy liên tục. Lâu dần sẽ khiến ngan sưng khớp và di chuyển rất khó khăn.

Để điều trị bệnh này thì bạn cần điều chỉnh lại mật độ nuôi nhốt ngan đồng thời dùng thuốc tây điều trị kịp thời. Một trong những cách hay nhất để ngăn ngừa căn bệnh này là sử dụng vacxin: Peniciline, Streptomycin, Oxytetracylin, Kanamycin…

Bệnh phó thương hàn nguy hiểm

Một điều khiến căn bệnh này khiến nhà nông đau đầu là khi nhiễm bệnh ngan con sẽ chết ngay. Ngan lớn có thể tiêu chảy, ủ rũ khiến cơ thể mất nước, đi loạng choạng và ủ rủ. Ngan đang sinh sản thì tỷ lệ đẻ trứng có tỷ lệ nở thấp xuống hẳn.

Bệnh này để điều trị thì phải dùng: Sulfaquino xaline 1% trộn vào thức ăn hoặc Nofloxan, Enrofloxaxin…

Và còn rất rất nhiều căn bệnh ở ngan mà bạn nên thực hiện phòng bệnh để tránh. Vì chúng gây ra rất nhiều tác hại cho ngan lẫn kinh tế của gia đình.

Phòng bệnh cho đàn ngan

Lịch tiêm phòng cho ngan con rất cần thiết cho dù bà con nuôi ngan thả vườn hay nuôi nhốt 100%. Dagablv đã cập nhật lịch tiêm phòng vacxin cho ngan, mời bà con tham khảo:

Ngày tuổi Loại vacxin
1 – 3 – Cho uống vitamin: B1, B.complex, ADE hoặc dầu cá.- Phòng bệnh bằng Ampicoli, Steptomycin… theo hướng dẫn.- Sử dụng vacxin dịch tả vịt lần 1.
18 – 25 – Tăng cường vitamin + kháng sinh phòng bệnh.
28 – 46 – Dùng vacxin phòng bệnh E.Coli, tụ huyết trùng, phó thương hàn, dùng thêm vitamin.
56 – 60 – Sử dụng vacxin dịch tả vịt lần 2.
70 – 120 Dùng các loại thuốc phòng bệnh + tăng cường vitamin 2 tháng/ lần, mỗi lần 3 – 5 ngày.
180 – 190 – Sử dụng vacxin dịch tả vịt lần 3.- Kháng sinh và bổ sung vitamin phòng bệnh trong giai đoạn đẻ trứng.
Sau khi đẻ 6 tháng – Tiêm vacxin phòng dịch tả mũi nhắc lại.- Định kì phòng bệnh bằng kháng sinh 1 – 2 tháng/lần.
Phòng bệnh cho đàn ngan
Phòng bệnh cho đàn ngan

Cách nuôi ngan thả vườn rất đơn giản, hạch toán nuôi ngan thịt không hề vất vả như những loài vật nuôi khác. Hãy truy cập website: https://dagablv.com để có thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé!

>>>>> Kinh nghiệm về kỹ thuật nuôi chim cút thương phẩm mang lợi nhuận cao

>>>>> Tìm Hiểu Về Loài Chim Thông Minh Biết Nói Tiếng Người – Sáo Đen Mỏ Vàng

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-da-ga-blv
Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-dagablv