Nuôi đà điểu – Mô hình chăn nuôi độc lạ kiếm tiền triệu

Nuôi đà điểu là một mô hình chăn nuôi khá mới lạ với người Việt Nam. Đà điểu là một loài chim lớn nhất thế giới tuy nhiên chúng lại không biết bay, bù lại chúng có khả năng chạy nhanh. Mô hình nuôi đà điểu hiện nay khá mới lạ với bà con chăn nuôi. Thịt đà điểu cũng khá lạ và được nhiều người tìm mua cho nên nhu cầu về thịt đà điểu tăng lên khá nhiều. Cùng tìm hiểu mô hình trang trại nuôi đà điểu độc đáo mới lạ này nhé!

Kỹ thuật nuôi đà điểu hiệu suất cao

nuôi đà điểu
Nuôi đà điểu làm giàu

Chăn nuôi đà điểu có gì khác so với nuôi gà, nuôi chim cút, nuôi ngan thả vườn hay cách nuôi ngỗng không?

Cần phải làm chuồng trại như thế nào để nuôi đà điểu?

Thiết kế khu chuồng nuôi và bố trí thêm sân bãi cho đà điểu chơi kích thước khoảng 5 x 100m. Do loài chim này ưa thích vận động bắt buộc phải có sân rộng, đồng thời phải trải cát mịn để chim vui chơi.

Chúng là loài chim chuyên sinh sống ở sa mạc cho nên bắt buộc người nuôi phải chuẩn bị một lớp cát dày trải trên nền sân là vô cùng cần thiết. Trồng thêm những cây xanh để tạo bóng mát cho đà điểu hoạt động.

Chọn nơi yên tĩnh để xây dựng chuồng bởi vì đà điểu rất nhạy cảm với âm thanh. Quá nhiều tạp âm hoặc tiếng động lớn cũng sẽ khiến chúng kinh hãi. Nếu như quá hoảng sợ chúng có thể tháo chạy và tự dẫm đạp lên nhau, gây thương tích hoặc chết.

Chim đà điểu là động vật ăn tạp cho nên người nuôi không được để bất cứ vật gì vào trong khu vực chăn nuôi đà điểu như đá sỏi, gạch, các mảnh vỡ chai lọ, bịch nilon, hoặc các vật có khả năng gây sát thương. Nếu như chúng nuốt phải vật lạ rất có thể làm hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng.

Phân khu nuôi đà điểu con và đà điểu lớn riêng biệt. Với đà điểu con từ 0 – 1 năm tuổi cần dựng hàng rào cao khoảng 1,5m. Còn đà điểu lớn hơn trên 1 năm tuổi thì hàng rào cần cao 1,7m. Khi xây hàng rào nên chú ý các điểm sau:

  • Có thể nhìn từ ngoài vào trong một cách dễ dàng;
  • Hàng rào có độ bền cao, chắc chắn không bị ngã khi đà điểu va chạm vào;
  • Không có điểm sắc nhọn để gây thương tích cho chúng;
  • Hàng rào phải có độ đàn hồi;
  • Không có vật cản làm vướng chân chúng.

Bà con chăn nuôi đà điểu có thể tham khảo kiểu rào 5 dây thép 3,1mm. Các cột trụ phải được gia cố chắc chắn, ở giữa sẽ có thêm các thanh thép tạo thành khung bao xung quanh. Các cột trụ cách nhau 5m, thanh thép dưới cùng nên để cách mặt đất khoảng 30cm.

Thức ăn cần thiết khi nuôi đà điểu

đà điểu giống
Cách nuôi đà điểu giống

Bất cứ giống vật nuôi nào cũng cần có một chế độ dinh dưỡng tốt để sự phát triển của con vật là tốt nhất. Các loại thức ăn cần thiết cho đà điểu bao gồm chất béo, chất đạm, vitamin, chất xơ, nước, khoáng.

Đà điểu ăn gì?

Như đã giới thiệu, loài đà điểu ăn tạp cho nên việc kiếm thức ăn cho chúng không quá khó:

  • Bổ sung chất xơ từ: rau muống, cây cỏ, rau xà lách,… cùng những loại ngũ cốc (hạt lúa mạch, đậu, thóc, bắp…)
  • Chất đạm từ các loại bột cá, bột thịt, trùn quế, dế mèn,…
  • Những loại thức ăn giàu vitamin, các loại khoáng premix, bánh dầu lạc,… Bổ sung thêm lượng sỏi nhỏ để hỗ trợ hệ tiêu hóa cho chúng.

Những điều cần chú ý khi chuẩn bị thức ăn cho đà điểu

Nguồn thức ăn phải đảm bảo tươi ngon, an toàn, không bị thối mốc, nhiễm độc… Chúng có thể ăn cỏ tươi được cho nên bà con có thể kết hợp thêm việc trồng cỏ trong khu vực vui chơi của đà điểu.

Bà con có thể tham khảo cách trộn thức ăn như sau:

Thành phầnĐà điểu 0 – 2 thángĐà điểu 3 – 6 thángĐà điểu 6 – 10 tháng
Các loại ngũ cốc55%55%58%
Bột rau5%15%25%
Bột đạm (cá/ thịt)40%30%17%
Tổng100%100%100%

Thức ăn cho đà điếu lấy thịt

cách nuôi đà điểu
Cách nuôi đà điểu

Chú ý khi nuôi đà điểu lấy thịt để bố trí ở nơi yên tĩnh, không có tiếng ồn nhiều và không chứa các vật thể nào có thể gây sát thương cho chúng. Thức ăn nuôi thúc đà điểu thịt cần có nhiều thêm vitamin, cỏ tươi, protein.

0 – 2 tháng2 – 6 tháng6 – 10 tháng
Lượng thức ăn trong 1 ngày
(gram/ con)
150 – 500 500 – 16551700 – 2000
Cân nặng (kg)0,8512 – 16kg60 – 90

Nên phân chia theo từng nhóm nhỏ từ 10 – 15 con đảm bảo mật độ thả nuôi là 1 con cho 1m2 chuồng trại và sân chơi là 15m2 cho 1 con.

Đặc biệt cho đà điểu uống đầy đủ nước mỗi ngày, lượng nước khoảng 4 – 7 lít.

Thức ăn nuôi đà điểu sinh sản

Khác với cách nuôi đà điểu để lấy thịt, nuôi đà điểu sinh sản cần chú ý hơn về chế độ ăn uống của chúng. Giai đoạn bắt đầu đẻ trứng của đà điểu là từ 2 năm tuổi. Tính từ lúc đà điểu từ 0 – 1 năm tuổi thì chăm sóc như bình thường. Đến tháng thứ 13 – 24 thì phải tăng cường vận động cho chúng.

Khi sinh sống ở nước ta, thời gian mà đà điểu đẻ trứng khoảng từ tháng 12 đến tháng 9 năm sau, những tháng còn lại chúng thay lông nên khả năng đẻ giảm sút.

Độ tuổiCân nặngTinh bột cần thiếtLượng chất xơ cần thiết
13 tháng110 – 1121600 gram/ con1500 gram/ con
14 tháng1171600 gram/ con1500 gram/ con
15 – 24 tháng120 – 1301200 – 1500 gram/ conĐể đà điểu ăn tự do

Để có được lứa đà điểu nuôi sinh sản tốt thì nên chọn lựa tỷ lệ trống mái cho phù hợp. Cho nên cách nhận biết trống mái cũng rất cần thiết.

  • Con trống: tính từ lúc 1 năm tuổi thì con trống có cơ thể cao hơn, bộ lông đen và phần chân mỏ chuyển thành màu đỏ.
  • Con mái có ngoại hình nhỏ hơn và tính cách hiền lành hơn.

Lúc đà điểu 1,6 năm tuổi thì bắt đầu ghép cặp trống mái với nhau.

Thời điểm để phối giống cho đà điểu là từ 6 – 9 giờ và chiều là từ 2 – 4 giờ. Một con mái có thể đẻ được 35 – 45 quả trứng/ năm, nếu nuôi dưỡng tốt hơn thì có thể đẻ được 80 quả. Nên thu hoạch trứng vào buổi chiều để tránh cho việc bị phát hiện và bị đà điểu trống tấn công.

Trang trại nuôi đà điểu ở Hải Dương
Trang trại nuôi đà điểu ở Hải Dương

Biện pháp phòng chống bệnh cho đà điểu

Đà điểu cũng thuộc lớp chim cho nên cũng cũng có thể mắc các bệnh thường gặp ở gà. Do những công nghệ chăn nuôi đà điểu hiện nay còn khá mới cho nên các cách điều trị bệnh cho đà điểu chưa được cập nhật nhiều.

Hãy chủ động phòng chống bệnh cho chúng bằng cách:

  • Quan sát đàn đà điểu mỗi ngày, thấy có dấu hiệu lạ như: bỏ ăn, chán ăn, lông xù, đi đứng ủ rũ, dáng đi mệt mỏi xiêu vẹo, chất thải có màu hoặc mùi lạ, hơi thở bất thường… thì phải ngay lập tức cách ly và tham khảo ý kiến bác sĩ thú y.
  • Chuồng trại nuôi đà điểu phải sạch sẽ và được khử trùng sát khuẩn thường xuyên.
  • Chuẩn bị nguồn cung thức ăn sạch sẽ, hợp vệ sinh, tươi mới.

Giá đà điểu giống là bao nhiêu?

Giá đà điểu giống 2021 cho đến hiện nay bà con có thể tham khảo qua bảng sau:

Độ tuổiGiá bán
1 – 7 ngày tuổi1,5 – 1,7 triệu đồng
1 tháng tuổi1,8 – 2,1 triệu đồng
2 tháng tuổi2,3 – 2,5 triệu đồng
3 tháng tuổi2,8 – 3,1 triệu đồng

Nếu chăn nuôi tốt thì đà điểu thương phẩm 10 tháng có thể cân nặng từ 100 – 120kg/ con. Với mức giá thịt đà điểu bán ra thị trường khoảng 120 – 150 nghìn đồng/kg thì bà con nông dân sẽ thu lãi khoảng vài chục đến vài trăm triệu 1 năm.

Tuy nhiên cần phải hạch toán nuôi đà điểu để biết được chi phí nuôi đà điểu là bao nhiêu. Từ đó cân đối lại số tiền vốn mà mình bỏ ra mà vẫn thu lãi nhiều.

đà điểu con
Đà điểu con

Có nên nuôi đà điểu không?

Đà điểu lớn khá nhanh và sản phẩm từ thịt và trứng của chúng cũng đang được ưa chuộng. Thịt, trứng đà điểu như một làn gió mới thổi vào thị trường thịt gia cầm hiện đang chững vì quá nhiều gà, vịt thương phẩm ngoài thị trường.

Lợi nhuận từ thịt đà điểu

Trong thịt của đà điểu chứa ít chất béo xấu hơn trong thịt bò, trâu. Tỷ lệ xẻ thịt của 1 con đà điểu nặng 100kg là được khoảng 60% thịt. Con mái sẽ cho sản lượng thịt ít hơn đà điểu trống..

Bán trứng đà điểu

Trứng đà điểu lớn hơn rất nhiều khi so với các loại chim, gia cầm khác. Trong trứng của chúng có nhiều tiền tố cần thiết như sắt, axid folic,… với giá trứng đà điểu rất cao từ 100 – 150 nghìn đồng/ quả. Nhất là trứng đà điểu Emu giá lại càng cao hơn.

Da đà điểu có lợi ích gì?

Bên cạnh các loại da khác như da sấu, da rắn thì da đà điểu cũng là một loại dùng để may các mặt hàng thời trang. Da đà điểu sẽ chia thành những loại sau:

  • Da có độ mờ tương đối: chúng đã được nhuộm và đánh bóng một phần.
  • Da bóng: đã nhuộm và đánh bóng toàn bộ.
  • Da đùi: được sơn và đánh bóng.

>>>>> Hướng dẫn nuôi ngan thả vườn đạt hiệu quả cao đúng cách

>>>>> Hướng dẫn cách nuôi ngỗng đúng kỹ thuật nâng cao năng suất

Lông của đà điểu

Có thể dùng trong công nghệ may mặc, thời trang; làm dụng cụ để phủi bụi cho máy móc.

đà điểu châu phi
Nuôi đà điểu châu phi

Tóm lại, dây chuyền chăn nuôi đà điểu vẫn còn nhiều hộ chưa dám thử sức bởi vì số vốn đầu tư khá cao và chưa nắm vững các kỹ thuật chăn nuôi. Với mô hình nuôi đà điểu này bà con phải tìm hiểu thật kỹ lưỡng để hạn chế việc bị mất vốn, lỗ vốn.

>>>>> Tìm Hiểu Về Loài Chim Thông Minh Biết Nói Tiếng Người – Sáo Đen Mỏ Vàng

>>>>> Kinh nghiệm về kỹ thuật nuôi chim cút thương phẩm mang lợi nhuận cao

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-da-ga-blv
Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-dagablv