Nhận biết bệnh APV trên gà và cách chữa trị hiệu quả

Bệnh APV trên gà là gì? Thực tế, ở gà có khá nhiều loại bệnh mà nếu không chữa trị và phòng chống kịp thời thì sẽ gây hại rất lớn. Trong đó, bệnh APV trên gà được nhiều người quan tâm hơn cả.

Vì biểu hiện của loại bệnh này thường hay bị nhầm với bệnh Coryza trên gà hay bệnh Ecoli trên gà. Vậy làm sao để nhận biết bệnh APV trên gà? Có những cách chữa trị nào? Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây của dagablv.com nhé.

Bệnh APV trên gà là gì?

Có 2 nguyên nhân dẫn đến triệu chứng phù đầu, sưng mặt ở gà là bệnh Coryza và APV. Do 2 căn bệnh này có triệu chứng khá giống nhau nên cần phải tìm hiểu kỹ trước khi thực hiện điều trị.

Bệnh apv trên gà
Bệnh apv trên gà là gì – Bệnh truyền nhiễm trên gà

Bệnh APV trên gà còn được gọi là Avian pneumovirus và là một ARN virus lây bệnh thông qua đường hô hấp ở gà. Chúng là 1 trong những nguyên nhân gây nên bệnh sưng phù đầu ở gà hay gà bị sưng cả phần mặt và mắt nhé. Cho nên, rất nhiều người hay nhầm với bệnh Ecoli và Coryza. 

Bên cạnh đó, nhóm virus này hoàn toàn có thể lây truyền ở bất kỳ độ tuổi nào của gà tuy nhiên bệnh lại phổ biến trên dòng gà tây của Nam Phi năm 1970. Sau đó, bệnh APV trên gà đẻ được phát hiện là có mặt trên các giống gà chứ không riêng gì dòng gà tây đâu nhé. Đây là một bệnh truyền nhiễm trên gà chính vì vậy bạn cần quan tâm và hiểu biêt đến khi chăn nuôi.

Bệnh APV trên gà có biểu hiện như thế nào?

  • Biểu hiện của gà khi bị APV đặc trưng là gà bị sưng phù đầu, giảm ăn, ủ rũ, lông xơ xác, sưng mặt, sưng mắt, mắt nhắm híp.
  • Gà bị run đầu, cổ vẹo sang một bên, di chuyển gặp nhiều khó khăn.
  • Gà còn bị chảy nước mắt, nước mũi, khó thở, thở nhanh và bị yếu dần. Nếu không chữa trị kịp thời, các triệu chứng sẽ ngày càng nặng hơn.
  • Run đầu và phù da đầu.
  • Khó thở và thở gấp khó khăn.
  • Buồng trứng bị vỡ và teo biến dạng.
  • Trứng giảm đếm 30%.
  • Tỉ lệ nở giảm 10%.
  • Gà chảy nước mắt nước mũi.
  • Gà gầy yếu khi có căn bệnh ghép APV ghép với E.coli gây ra hội chứng phù đầu.
bệnh APV trên gà
biểu hiện sưng phù đầu khi bị APV

>>> Xem Thêm: Bệnh coryza ở gà – Phác đồ điều trị Coryza khỏi hẳn

Các nguyên nhân chủ yếu gây bệnh APV trên gà

Một vài lý do dẫn đến bệnh APV bùng phát trên đàn gà:

  • Mật độ gà trong chuồng cao, mật độ chăn nuôi dày đặc.
  • Chuồng trại thiếu thông thoáng, tích tụ khí amoniac cao.
  • Người nuôi ít vệ sinh chuồng trại gây ẩm ướt, sinh mầm mống bệnh.

Loại bệnh này có tỷ lệ lây nhiễm cao, tỉ lệ tử vong cao hay thấp còn do các mầm bệnh kế phát. Nếu gà đẻ trứng nhiễm bệnh sẽ giảm khả năng đẻ và cho trứng.

Nguyên nhân bệnh apv trên gà
Nguyên nhân gây bệnh apv trên gà – Hội chứng sưng phù đầu trên gà

Phân biệt dấu hiệu của bệnh APV trên gà với các loại bệnh khác có triệu chứng tương tự:

  APV Bệnh ILT trên gà Coryza trên gà Bệnh ORT ở gà IB
Đầu + Mặt gà bị sưng phù đầu, mặt Không bị sưng gà bị sưng phù đầu, mặt hoặc bị sưng cả tai tích Sưng mặt Không bị sưng
Mắt + Mũi Bị chảy nước, dịch nhày Bị chảy nước, không thấy dịch nhày Bị chảy nước, dịch nhày Mắt chảy nước, không có dịch nhày ở mũi Bình thường, không tháy dịch nhày
Khí quản Có dịch nhày Xuất huyết chấm nhỏ, nằm 1/3 phía trên Nhiều dịch nhày, bị xuất huyết Không bị xuất huyết Tình trạng xuất huyết nặng, lan rộng + dịch nhày
Phổi Bị viêm Không triệu chứng Không triệu chứng Viêm hóa mủ + có hột bã đậu Viêm hóa mủ
Buồng trứng Bị hủy hoại Không triệu chứng Bị hủy hoại Không triệu chứng Ống dẫn trứng bị xuất huyết
Phân biệt dấu hiệu nhận biết của các loại bệnh trên gà
>>> Xem Thêm: 3 Cách chữa trị dứt điểm bệnh ORT trên gà năm 2021

Hướng dẫn phương pháp điều trị và cách phòng bệnh APV trên gà

Hiện nay đã có cách điều trị dứt điểm bệnh APV trên gà hay chưa ? Vaccine APV trên gà phòng bệnh có thực sự hiệu quả hay không?

5 Bước điều trị bệnh APV trên gà do bác sĩ chứng nhận

Vì đây là một bệnh do virus gây ra, nên nếu kết hợp với các mầm bệnh khác dễ làm gà chết. Để điều trị bệnh APV trên gà thì các bạn cần thực hiện theo những bước sau:

Bước 1: Cách ly ngay con bệnh

Cách ly toàn bộ những con gà bị ốm, ủ rũ ra một chuồng riêng. Chuồng này cần đặt cách xa khu vực không bị bệnh để tiện chăm sóc, theo dõi, tránh cho cả đàn gà bị nhiễm.

Cách điều trị bệnh apv trên gà
Cách điều trị và xử lý bệnh apv trên gà – Vacxin Nemovac cho gà

Bước 2: Khử trùng

Khử trùng toàn bộ khu vực xung quanh và bên trong chuồng nuôi. Đồng thời, làm sạch các dụng cụ chăn nuôi trong trại.

Bước 3: Quan sát triệu chứng để chọn thuốc điều trị

Chú ý và quan sát gà đang có triệu chứng gì để chọn thuốc điều trị sao cho phù hợp. Sử dụng Bromhexin để long đờm, giảm viêm họng ở gà. Sử dụng Paracetamol nếu gà có dấu hiệu sốt. Dùng men vi sinh để tăng đề kháng trong ruột gà.

Bước 4: Dùng thêm kháng sinh cho cả đàn

Sử dụng kháng sinh tiêm cho những con bị bệnh. Dùng kháng sinh bột trộn vào thức ăn cho toàn bộ đàn gà (kể cả gà không cách ly).

Bước 5: Tăng cường sức đề kháng

Dùng thêm thuốc giải độc gan, thận, men tiêu hóa, Gluco – KC, vitamin tổng hợp. Nhằm nâng cao sức đề kháng của đàn gà. Thực hiện chung với bước 3 và 4. Chú ý không được để gà bị nhiễm lạnh.

Điều trị gà bị sưng phù đầu do virus APV
Điều trị bệnh khi gà bị nhiễm virus APV

Vì APV là một loại virus nên không có thuốc tiêu diệt mầm bệnh. Chúng ta chỉ có thể sử dụng kháng sinh để tăng sức đề kháng cho gà, hạn chế mầm bệnh kế phát. Bởi lẽ hầu hết gà chết là do mầm bệnh kế phát chứ không phải do bệnh APV trên gà.

Điều trị APV bằng Vacxin Nemovac cho gà ( thuốc đặc trị )

vaccine apv trên gà
thuốc đặc trị Vacxin Nemovac cho gà

Công dụng:  Hội chứng sưng phù đầu, sống virus có thể trị bệnh APV ở gà rất tốt.

Chỉ định:  Tiêm phòng chủ yếu cho gà đẻ và gà đẻ trứng chống nhiễm trùng do vi rút Pneumovirus ở gia cầm. Hỗ trợ trong việc kiểm soát bệnh đường hô hấp ở gà liên quan đến nhiễm trùng do virus Pirovirus ở gia cầm.

Liều lượng: Nước uống (đường uống). Chuẩn bị ngay dung dịch vắc xin trước khi sử dụng bằng cách thêm lượng nước uống thường được tiêu thụ trong vòng 1-2 giờ. Gà thịt: 1 liều tiêm lúc 7-14 ngày tuổi. Chó đẻ và gà đẻ: Tiêm phòng sơ cấp khoảng 10 tuần tuổi, sau đó là tiêm phòng nhắc lại với vắc xin bất hoạt trước khi bắt đầu sản xuất trứng.

Đề phòng : Chỉ tiêm phòng cho những con chim khỏe mạnh. Áp dụng các quy trình vô trùng thông thường.

Cách phòng ngừa bệnh APV trên gà 

Đặc biệt, hiện nay đã có vaccine apv trên gà, vì vậy các chủ trang trại có thể mua và tiêm cho cả đàn. Tùy theo lịch sử dịch tễ khu vực nhà bạn mà xem xét đến việc tiêm hay không. Dưới đây là một số biện pháp phòng bệnh APV trên gà mà mọi người cần lưu ý:

  • Luôn giữ chuồng trại chăn nuôi thoáng mát, sạch sẽ, chống ẩm mốc. 
  • Theo dõi tình hình ăn uống, sức khỏe của gà, cách ly ngay những con có biểu hiện bị APV.
  • Sử dụng thuốc khử trùng phun định kỳ 1 lần/ tuần. 
  • Hạn chế người lạ, xe cộ, động vật hoang dã vào chuồng trại, dễ gây mầm bệnh.
  • Nuôi gà với mật độ hợp lý (thường từ 6-12 con/ m2).
Cách phòng bệnh apv ở gà
Mô tả về cách phòng bệnh apv trên gà

Vì loại bệnh này rất dễ bị nhầm lẫn với Coryza do đều có biểu hiện sưng phù đầu trên gà. Chính vì vậy, người nuôi phải thường xuyên theo dõi, quan sát đàn gà. Sử dụng các loại thuốc tăng sức đề kháng, bổ sung vitamin và chất dinh dưỡng thiết yếu cho gà. Tốt nhất, các bạn nên tiến hành phòng bệnh cho gà hơn là điều trị APV trên gà.

Trên đây là những thông tin liên quan về bệnh APV trên gà để anh em tham khảo. Bạn có thể truy cập website: https://dagablv.com/ để có thêm nhiều kiến thức về gà bổ ích về các loại bệnh khác chẳng hạn như bệnh ILT trên gà , bệnh ART trên gà, bệnh SHS trên gà…. Hãy luôn giữ cho đàn gà nhà mình khỏe mạnh.

>>> Xem Thêm: BỆNH ILT TRÊN GÀ – VIÊM THANH KHÍ QUẢN TRUYỀN NHIỄM 

Câu hỏi thường gặp

Làm thế nào để tăng cường sức đề kháng khi gà bị nhiễm bệnh APV?

Productive Forte: Bạn có thể pha 1ml vào khoảng 2 lít nước uống của gà nhằm giúp kích thích khả năng miễn dịch, kích thích tăng trọng lượng và tăng sức đề kháng.

Zymepro: Pha 1g vào1 lít nước uống của gà để tăng thêm khả năng thèm ăn, hấp thụ thức ăn và tăng tiêu hóa, giảm tiêu chảy, giảm mùi hôi.

Oresol Plus+: Pha 2-3g vào 1lít nước uống của gà nhằm giúp chúng giải độc, thanh nhiệt, chống nóng cũng như tăng sức đề kháng.

Soramin/Livercin: Pha 1ml vào khoảng 2 lít nước uống của gà nhằm tăng cường và giải độc gan, thận.

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-da-ga-blv
Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-dagablv