Hướng dẫn cách nuôi ngỗng đúng kỹ thuật nâng cao năng suất

Cách nuôi ngỗng quá quen thuộc ở nước ta, người ta có thể nuôi ngỗng thịt hay nuôi ngỗng giữ nhà hoặc nuôi ngỗng theo phong thủy. Cách nuôi ngỗng cũng như hầu hết các loại gia cầm đều có một vài điểm chung. Để đạt được hiệu quả kinh tế cao, cần nuôi đúng kỹ thuật, cho ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn các bước nuôi ngỗng đầy đủ từ A đến Z. 

Giai đoạn chuẩn bị trong cách nuôi ngỗng 

Trước khi tiến hành quy trình nuôi nấng, bạn cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, các đồ vật cần thiết, điều kiện ánh sáng, chỗ ở… Trong đó, cần lưu ý như sau:

Cách nuôi ngỗng mau lớn
Cách nuôi ngỗng mau lớn

Điều kiện ánh sáng

Với cách nuôi ngỗng cần đảm bảo đầy đủ ánh sáng cho đàn ngỗng bởi loài vật này rất thích chạy nhảy ngoài trời. Bên cạnh đó, chuồng nuôi phải luôn sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh và nhiệt độ thích hợp. 

Cần đảm bảo ánh sáng chiếu 24/24 giờ vào những ngày đầu. Nới dần thời gian chiếu 18 – 20 giờ ở các tuần tiềp theo.

Chọn giống thích hợp

Yếu tố thứ hai trong cách nuôi ngỗng là chọn giống cho phù hợp. Nên chọn những con non mắt sáng, khỏe mạnh, chân đi vững vàng. Chọn những con có lông bóng đẹp, hậu môn gọn và khô; mắt sáng, đi đứng nhanh nhẹn.

Ngỗng có khối lượng từ 85g đến 100g là thích hợp nhất. 

Làm chuồng nuôi ngỗng

Chuồng nên xây theo kiểu quây mở, thoáng đãng và có nhiều ánh sáng. Xung quanh chuồng trại quây thép gai. Vệ sinh chuồng thật sạch sẽ sau đó dùng rơm, mùn cưa hoặc trấu để độn lót chuồng để phòng bệnh một cách hiệu quả.

Đối với phần máng nên thiết kế với kích thước 45cm x 60cm x 2cm. Kích thước này sẽ dành cho từ 25 đến 30 con ngỗng đủ uống nước mỗi ngày. 

Mật độ chuồng nuôi được phân bổ: 1 – 7 ngày tuổi: 10 – 15 con/m2; 8 – 28 ngày tuổi: 6 – 8 con/m2.

Cách nuôi ngỗng đúng kỹ thuật 

Trong vòng đời của một con ngỗng sẽ gồm có 3 giai đoạn khác nhau đó là giai đoạn 1 tháng tuổi, giai đoạn phát triển và giai đoạn trưởng thành. Mỗi giai đoạn, kỹ thuật và cách nuôi ngỗng hoàn toàn khác nhau. 

Nuôi ngỗng theo phong thủy
Nuôi ngỗng theo phong thủy – Cách nuôi ngỗng giữ nhà

Cách nhận biết ngỗng đực và ngỗng cái

Thông thường người ta dựa vào đặc điểm ngoại hình của ngỗng mà xác định giới tính của chúng.

  • Với gia cầm, con đực thường sẽ to hơn, nặng hơn con cái, ở ngỗng cũng vậy. Ngoài ra, cổ và đầu của ngỗng đực sẽ to, dày hơn.
  • Khi quan sát đàn ngỗng đi xuống nước, thấy con ngỗng to nào đi trước chính là ngỗng đực đầu đàn. Theo sau là những con ngỗng cái.
  • Hoặc có thể xác định giới tính ngỗng qua tiếng ngỗng kêu. Con đực có giọng to trầm, con cái giọng cao hơn và tiếng kêu kéo dài.

Tuy nhiên phương pháp này không hiệu quả 100%, chỉ có độ chính xác tương đối.

Giá ngỗng con có giá bao nhiêu tiền?

Trên thị trường hiện nay, giá ngỗng con có các mức giá dao động theo các chủng loại như:

  • Ngỗng trời: 360.000 – 590.000 đồng/con;
  • Ngỗng sư tử: 00.000 – 120.000 đồng/con;
  • Ngỗng lai: 70.000 – 110.000 đồng/con;
  • Ngỗng ta: 35.000 – 65.000 đồng/con.

Tùy vào loại ngỗng mà giá thành dao động khác nhau. Nên xác định mô hình chăn nuôi ngay từ đầu để lựa chọn loại ngỗng phù hợp nhé!

Cách nuôi ngỗng theo từng giai đoạn phát triển

Mỗi lứa tuổi khác nhau thì sẽ có cách nuôi ngỗng khác nhau để ngỗng được phát triển khỏe mạnh nhất.

Cách nuôi ngỗng giai đoạn 1 tháng tuổi

Ngỗng là loài gia cầm không có khả năng chịu lạnh. Chính vì thế khi ngỗng mới nở, bạn nên thiết kế tường quây kín khoảng 1m. Nhiệt độ trong chuồng từ 30 đến 32 độ là lý tưởng nhất. Khi nhiệt độ ngoài trời thấp, nên dùng bóng đèn để sưởi khoảng 1 tuần. 

Khi ngỗng mới được 1 tháng tuổi không nên cho chúng ra ngoài. Nên chọn rau tươi, cám gạo, cám ngô để bổ sung vào thực đơn hàng ngày cho ngỗng. Đến khi chúng phát triển và khỏe mạnh hơn mới cho ngỗng làm quen môi trường xung quanh.

Giai đoạn phát triển 

Sau 1 tháng, ngỗng phát triển và dễ nuôi hơn, chúng ăn nhiều, ít bị bệnh. Nên nuôi ngỗng cùng lứa để dễ chăm sóc. Khi vào vụ thu hoạch, sau khi chăn thả không cần cho ngỗng ăn thêm. Thông thường sau khi ngỗng ăn no sẽ uống nước và bơi lội trên sông. 

Có thể cho ngỗng ăn bã đậu hoặc cám công nghiệp trong giai đoạn trưởng thành
Có thể cho ngỗng ăn bã đậu hoặc cám công nghiệp trong giai đoạn trưởng thành

Ngỗng trong giai đoạn phát triển nhưng chưa đạt chuẩn để thu hoạch bạn nên cho chúng ăn thêm khoai, thóc, ngô… sau khi chăn thả. Hoặc bạn cũng có thể cho chúng ăn bã đậu, cám công nghiệp cũng được. 

>>>>>>>> Hướng dẫn nuôi ngan thả vườn đạt hiệu quả cao đúng cách

Giai đoạn trưởng thành 

Giai đoạn cuối cùng là giai đoạn trưởng thành. Ở giai đoạn này, ngỗng có thể nuôi theo hình thức chăn thả cả đàn hơn 100 con. Tuy nhiên, tuổi của con vật không được chênh nhau quá lớn nếu không chúng sẽ không đạt được sản lượng như kỳ vọng. 

Chế độ dinh dưỡng khi nuôi ngỗng 

Thức ăn cho ngỗng bao gồm nhiều loại khác nhau nhưng chủ yếu chia thành 3 nhóm là thức ăn hạt, thức ăn khoáng chất và thức ăn xanh. Cụ thể:

Chế độ dinh dưỡng khi nuôi ngỗng 
Chế độ dinh dưỡng khi nuôi ngỗng – Kỹ thuật nuôi ngỗng đẻ

Ngỗng sau khi nuôi được 3 đến 4 tháng sẽ nặng tầm 4 đến 5kg được cung cấp khẩu phần ăn bao gồm:

  • Thức ăn hạt: Bao gồm lạc, ngô, thóc… Đây là các thực phẩm giàu dinh dưỡng, bổ sung thêm tinh bột, chất xơ, protein… để ngỗng phát triển tốt hơn. 
  • Thức ăn xanh: Bao gồm rau, củ, quả… mỗi ngày nên cho ngỗng ăn từ 30 đến 40% thức ăn xanh để đảm bảo đủ chất. 
  • Thức ăn chứa khoáng chất: Ngỗng khi bị thiếu chất khoáng và các vitamin bạn có thể bổ sung thêm vỏ trứng, bột vỏ sò… để cung cấp canxi, photpho.

Chia thành 4 – 5 bữa ăn trong ngày. Khi ngỗng được 3 tuần tuổi, bạn có thể thả tự do cho chúng đi kiếm ăn bên ngoài. Bổ sung thêm thức ăn cho chúng khi chiều về.

>>> Xem thêm: Vịt con ăn gì? Giải đáp thắc mắc về thức ăn cho vịt con mau lớn

Không dùng thức ăn đã hư hỏng, ôi thiu cho ngỗng ăn bởi vì dễ khiến chúng mắc bệnh đường ruột.

Cách nuôi ngỗng béo mập
Cách nuôi ngỗng béo mập – Kỹ thuật nuôi ngỗng thả vườn

>>>>> Tìm Hiểu Về Loài Chim Thông Minh Biết Nói Tiếng Người – Sáo Đen Mỏ Vàng

Sau từ 3 đến 4 tháng nuôi nấng, cân nặng của ngỗng sẽ dao động trong khoảng từ 4 đến 5kg. Với giống ngỗng nhập ngoại, cân nặng này sẽ là 4,5 đến 5,5kg. 

Cách phòng bệnh khi nuôi ngỗng ở nhà

Để có cách nuôi ngỗng ở nhà hiệu quả, bạn cần chú ý phòng một số căn bệnh như sau:

  • Bệnh tụ huyết trùng
  • Bệnh phó thương hàn
  • Bệnh cắn lông rỉa lông
  • …..

Để phòng bệnh trong cách nuôi ngỗng hiệu quả, bạn cần đảm bảo chuồng trại đúng tiêu chuẩn và vệ sinh chuồng trại thường xuyên như:

  • Thay lớp độn chuồng rơm, trấu, mùn cưa để lót chuồng ngỗng thường xuyên
  • Vệ sinh dụng cụ ăn uống.
  • Tiêm vacxin phòng bệnh
  • Khử khuẩn chuồng trại với hóa chất không gây hại.

Bài viết trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về cách nuôi ngỗng và những lưu ý về chế độ dinh dưỡng cần thiết. Hãy chú ý vệ sinh chuồng, đảm bảo chỗ ở cho ngỗng thật sạch sẽ, đủ ánh sáng, nhiệt độ hợp lý ngỗng mới có thể phát triển được bình thường. 

>>>>> Kinh nghiệm về kỹ thuật nuôi chim cút thương phẩm mang lợi nhuận cao

>>>>> Nuôi đà điểu – Mô hình chăn nuôi độc lạ kiếm tiền triệu

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-da-ga-blv
Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-dagablv