Vịt Chạy Đồng Là Gì? Kỹ Thuật Nuôi Vịt Chạy Đồng Lớn Nhanh Khỏe Mạnh

Vịt chạy đồng là gì? Vịt chạy đồng không phải là một giống vịt mà là một hình thức chăn nuôi của bà con vùng quê. Hình thức chăn nuôi này có nhiều ở các địa phương chuyên sản xuất nông nghiệp, có ruộng lúa nhiều. Vịt chạy đồng có thể là dòng vịt siêu thịt hoặc siêu trứng được nuôi với số lượng lớn, đôi khi lên tới vài nghìn con. Hãy cùng tìm hiểu hình thức chăn nuôi vịt khá thú vị này nhé.

Kỹ thuật nuôi vịt chạy đồng

vịt chạy đồng
Hình ảnh đàn vịt chạy đồng

Để có được một mùa vịt chạy đồng năng suất tốt thì cần phải biết cách chăn nuôi, nếu không chúng rất dễ bị nhiễm bệnh.

Chọn thời gian nuôi vịt thả đồng hợp lý

Hình thức này chủ yếu để tận dụng nguồn thức ăn còn sót lại từ những mùa vụ trồng lúa. Cho nên người chăn nuôi cần phải chú ý đến thời gian để tận dụng tốt nguồn thức ăn. Theo kinh nghiệm của nhiều người thì nuôi vịt thả đồng không nên quá 75 ngày.

Ở Miền Bắc

Thời vụ để nuôi vịt chạy đồng thường được nuôi theo 2 mùa chính:

  • Vụ chiêm: trứng vịt nở vào tháng 5 và sau đó 1 tháng là khoảng thời gian để gột vịt, lúc này lúa đã trổ đều bông. Với những đồng ruộng có thời gian cấy sớm thì đã xuất hiện lúa chín vào cuối tháng. Khi đến tháng 6 vịt đã qua thời gian gột và có thể bắt đầu ăn lúa. Lúc này thì bà con đã có thể cho vịt chạy ra đồng tìm thức ăn.
  • Vụ mùa: Thời gian gột vịt khoảng tháng 10 – 11 lúc lúa bắt đầu trổ bông. Sau thời gian 1 tháng thì có thể mang vịt đi thả đồng để ăn lúa.

Các vụ mùa hoa cỏ tại các bãi bồi ven sông vào khoảng tháng Bảy đến tháng Chín cũng có thể nuôi thả vịt. Chúng có thể ăn hoa cỏ, tìm giun, dế,… để làm thức ăn. Bà con chỉ cần bổ sung thêm một phần thóc lúa và buổi chiều trước khi cho vịt vào chuồng ngủ.

Nuôi vịt chạy đồng miền Tây

Vựa lúa lớn nhất nhì Việt Nam chính là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tại đây cũng sẽ chia thành 2 mùa vụ như sau:

  • Vụ cấy vào tháng 5: vào thời điểm cuối tháng 6 đến đầu tháng 6, ruộng lúa bước vào giai đoạn cày bừa và xuất hiện nhiều ốc, tôm, cua, tép, cá nhỏ. Bà con canh thời gian vịt nở và thời gian gột vịt xong rơi vào thời điểm này là tốt nhất. Đến tháng Bảy thì nuôi thả ở vùng ruộng lúa chưa cấy.
  • Vịt vào mùa gặt: vụ lúa trổ bông vào tháng 10 – 11, sau khi đã qua thời gian gột vịt xong thì bắt đầu thả vịt vào giai đoạn này.

Trên đây là khoảng thời gian để cho bà con tham khảo. Tùy theo từng điều kiện trồng trọt của từng địa phương mà bà con điều chỉnh lại thời gian ấp trứng, gột vịt cho phù hợp.

Mô hình nuôi vịt chạy đồng
Mô hình nuôi vịt chạy đồng

Cách chọn vịt giống nuôi chạy đồng

Khi chọn vịt con nuôi thả đồng có thể chọn những giống vịt: vịt bầu đất, vịt hòa lan, vịt cổ xanh, Vịt bầu cánh trắng,… Chọn những con vịt ấp nở đúng 28 ngày vừa mới khô lông. Chọn những con có chân mập, lông bông đều, không hở rốn hay mắc dị tật.

Làm chuồng nuôi vịt chạy đồng

Mặc dù với mô hình nuôi vịt chạy đồng không có nhiều thời gian ở trong chuồng tuy nhiên cũng cần phải làm nơi để che mưa che nắng.

Với số lượng nhiều thì bà con nên xây dựng chuồng kiên cố để có thể sử dụng được lâu dài. Nền chuồng nên được lót gạch và dùng lớp rơm rạ hay chất độn chuồng khác để lót nền.

Phần mái của chuồng nên thi công chắc chắn để che mưa nắng một cách hiệu quả, bà con có thể lợp lá dừa, ngói, lá tranh để cho chuồng trại thoáng mát.

Xây vách chuồng vịt bằng gạch, tuy nhiên chỉ nên xây cao khoảng 40cm, phần phía trên còn lại thì dùng lưới B40 hoặc tám phên tre để làm vách ngăn. Điều này chủ yếu để tạo độ thoáng cho chuồng trại.

Cách nuôi vịt chạy đồng năng suất cao

Vịt chạy đồng là gì
Vịt chạy đồng là gì?

Giai đoạn úm vịt

Giai đoạn gột vịt con kéo dài trong khoảng 1 tháng trở lại tùy theo con giống và thời tiết. Bà con nuôi số lượng lớn cần phải quây riêng thành từng khu nhỏ và thả nuôi. Trung bình khoảng 40 con cho 1 mét vuông chuồng. Đến tuần tuổi thứ 2 – 3 thì giảm mật độ xuống còn 25 con cho 1 mét vuông.

Ngày tuổiNhiệt độ
1 tuần tuổi33 độ C
Tuần 227 – 29 độ C
Tuần 3 25 – 26 độ C

Không nên để trong chuồng có độ ẩm quá cao, nên duy trì khoảng 70% là tốt nhất.

Giai đoạn chăn nuôi vịt thả đồng

Qua gian đoạn gột vịt thì hầu như cả ngày vịt sẽ được thả ngoài đồng để kiếm ăn. Nếu như điều kiện thuận lợi có thể để vịt ” ngủ khách sạn ngàn sao” luôn cũng được. Bà con nên quan sát chọn lựa cánh đồng trước khi thả vịt nhé.

Thời gian thả vịt tốt nhất là vào buổi sáng sớm trời còn chưa nắng nhiều để vịt chạy đồng có thể tìm mồi nhiều hơn, ăn no hơn. Đến khi trưa nắng nóng thì kiếm bóng cây lùa chúng vào tránh cho chúng phơi nắng quá nhiều.

Đến khi chiều tà nhiệt độ giảm bớt thì tiếp tục cho vịt đi tìm thức ăn rồi đến tối thì lùa về chuồng ngủ. Khi vịt con đã lớn hơn thì có thể để cho chúng tự đi kiếm ăn vào ban đêm những bữa có trăng sáng.

Với nghề nuôi vịt chạy đồng này không nên chỉ chọn 1 đồng ruộng để nuôi suốt quy trình mà hãy cho chúng di chuyển thường xuyên. tầm 2 – 3 tuần/ lần. Việc này nhằm đảm bảo vịt luôn có thức ăn và môi trường ruộng đồng sẽ không bị ô nhiễm do chất thải của vịt. Đồng thời tránh để cho động vật lạ như chó hay mèo xâm nhập vào đàn vịt.

Đối với người nuôi cần kiểm tra kỹ số lượng và sức khỏe của đàn vịt chạy đồng mỗi ngày. Nếu như bà con thấy chúng có vẻ ung dung, nằm nghỉ thì lượng thức ăn đã đủ và vịt lớn khỏe mạnh, tăng trọng tốt. Tuy nhiên nếu như có các biểu hiện dưới đây thì nên chú ý:

  • Vịt kêu nhiều do chúng bị đói, không đủ thức ăn hoặc lý do thời tiết;
  • Thấy vịt chạy đồng há mỏ, thở dốc, uể oải thì có thể bị khát nước do thời tiết quá nóng;
  • Quan sát thấy rằng vịt đứng tụm lại, ủ rũ thì có thể mầm mống dịch bệnh đã len lỏi vào bầy đàn của mình.

Phòng chống bệnh cho vịt thả đồng

Kỹ thuật nuôi vịt chạy đồng
Kỹ thuật nuôi vịt chạy đồng

Với các giống gia cầm chăn nuôi thì đều cần phải có quy trình phòng bệnh khoa học, nhất là vịt chạy đồng thì càng cần thiết hơn nữa. Bởi vì chúng thường hay tiếp xúc với nhiều môi trường khác nhau cho nên rất dễ bị nhiễm bệnh.

Lịch tiêm phòng vacxin cho vịt chạy đồng như sau:

Số ngày tuổiLoại vacxin và cách dùng
1 – 7 ngày– Chích vacxin phòng ngừa viêm gan ở vịt.
– Cho vịt uống kháng sinh: Tetracylin – Ampicoli – Neox – Neotesol,… để đề phòng vịt nhiễm bệnh về đường ruột, nhiễm trùng phần rốn (lúc này vịt còn non).
– Tăng cường các loại vitamin: B1, ADE, dầu cá,…
15 – 18 ngày– Chích vacxin phòng ngừa bệnh dịch tả vịt lần 1;
– Tiêm phòng cúm gia cầm lần 1;
– Bồi bổ thêm cho vịt sau khi tiêm bằng các loại vitamin.
28 – 46 ngày– Tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng trên vịt, thương hàn, khuẩn E.Coli… (giai đoạn này bà con có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia);
– Tiêm phòng vacxin cúm gia cầm lần 2.

Trên đây chỉ là lịch chích vacxin tham khảo, bà con có thể xem xét tình hình dịch bệnh tại địa phương và tham khảo ý kiến từ các cơ quan thú y tại đây để có phương pháp phòng bệnh tốt hơn.

Lợi ích của hình thức nuôi vịt chạy đồng

  • Mô hình nuôi vịt chạy đồng rất thích hợp để chăn nuôi tại các đồng bằng chuyên sản xuất lúa gạo của nước ta. Vịt chạy đồng có thể tận dụng hết nguồn thức ăn là lúa thóc rơi vãi lại sau vụ mùa thu hoạch.
  • Bên cạnh đó, lượng chất thải của chúng cũng giống như phân giúp cho đất thêm màu mỡ hơn. Tiêu diệt luôn các loại sâu bọ gây hại còn lại trẻn đồng lúa.
  • Bà con có thể tiết kiệm chi phí thức ăn cho vịt, đồng thời cũng tiết kiệm được công sức khi chăm sóc cả đàn vịt nghìn con.
  • Bà con hầu như chỉ cần bỏ tiền mua vịt giống và tốn công chăm sóc trong giai đoạn gột vịt mà thôi. Vì thế có khá nhiều hộ gia đình tại vùng nông thôn áp dụng mô hình này.

Tuy nhiên chúng sẽ dễ mắc bệnh hơn do sự tiếp xúc với nhiều nơi khác nhau và bà con không thể biết chính xác rằng ở đâu có bệnh hoặc không có bệnh. Do đó cần phải có biện pháp phòng bệnh thật tốt.

Vịt chạy đồng miền Tây
Vịt chạy đồng miền Tây

Hình thức chăn nuôi vịt chạy đồng đã quen thuộc với người nông dân tại các miền quê. Vịt chạy đồng cũng khá được ưa thích trên thị trường cho nên giá cả đầu ra cũng tương đối ổn định. Nhưng để có được đàn vịt khỏe mạnh bà con hãy chú ý thực hiện đúng các kỹ thuật nuôi vịt chạy đồng. Chúc bà con thành công!

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-da-ga-blv
Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-dagablv